Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa.
Này, bạn có muốn nhận thêm 3 lượt tải xuống MIỄN PHÍ mỗi ngày không?Nhận thêm 3
Hiệu quả nguồn vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Bắc Sơn
Những năm qua, từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thuận Bắc đã có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch, vệ sinh. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) đã góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Gia đình chị Thị Màu, thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn được sự tuyên truyền, hướng dẫn của Tổ Tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội Cựu chiến binh quản lý, chị đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ chương trình vốn vay NS&VSMT để Lắp nước sạch và xây dựng nhà vệ sinh. Chị Màu bộc bạch: Trước đây, gia đình chưa có công trình nước sạch vệ sinh để sử dụng. Nay nhờ có vốn vay của NHCSXH, gia đình tôi đã Lắp nước sạch và xây dựng nhà vệ sinh khép kín khang trang, sạch sẽ. Nhờ đó, mọi sinh hoạt của gia đình tôi trở nên thuận tiện hơn nhiều. Trong năm 2024, trên địa bàn xã đã giải quyết cho 191 khách hàng vay với số tiền trên 4,1 tỷ đồng, nâng số khách hàng đang có dư nợ vay lên trên 900 hộ được vay vốn chương trình NS&VSMT với tổng dư nợ 14,9 tỷ đồng. Ông Tôn Long Dũng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nguồn vốn vay này có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh đảm bảo. Đến nay, tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn xã đạt trên 98%; số hộ có nhà vệ sinh đạt 86%. Việc triển khai hiệu quả nguồn vốn vay này cũng góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Qua nhiều lần điều chỉnh, đến nay, mỗi hộ trong chương trình được vay tối đa 25 triệu đồng/công trình. Ông Bá Trung Hành, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Thuận Bắc cho biết: Để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, hằng năm, NHCSXH huyện luôn chủ động phối hợp với Cấp ủy, Chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các chương trình vay vốn đến Nhân dân; hướng dẫn người dân các thủ tục liên quan đến hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng thụ hưởng, mức cho vay, thời hạn, lãi suất,... Tính đến tháng 10/2024, NHCSXH huyện đã giải quyết cho hàng ngàn hộ vay vốn chương trình NS&VSMT, với tổng dư nợ trên 14,9 tỷ đồng. Qua đánh giá cho thấy, nguồn vốn vay của chương trình NS&VSMT đã có tác động tích cực, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, NHCSXH huyện Thuận Bắc tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và Hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người dân vay vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi, trong đó có chương trình NS&VSMTNT để cải thiện đời sống kinh tế - xã hội, hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Được sự tuyên truyền, hướng dẫn của Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn, năm 2023, gia đình chị Phạm Thị Vương, thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ chương trình vốn vay nước sạch và vệ sinh môi trường để mua bồn chứa nước, xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm và bắt nước sạch. Chị Vương bộc bạch: “trước đây, gia đình tôi sử dụng giếng khoan, chất lượng nước không đảm bảo, công trình vệ sinh tạm bợ. Nhờ vốn vay của NHCSXH, gia đình tôi có điều kiện đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm khép kín khang trang, sạch sẽ. Nhờ đó, mọi sinh hoạt của gia đình tôi trở nên thuận tiện hơn nhiều”.
Như gia đình chị Phạm Thị Vương, gia đình ông Trần Ngọc Duy, thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang cũng được địa phương xét duyệt cho vay vốn từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường từ Ngân hàng CSXH huyện, mọi sinh hoạt của gia đình ông hiện thuận lợi hơn trước đây rất nhiều khi có nguồn nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ông Duy phấn khởi chia sẻ: “Lúc trước, do giếng nước khoan đã lâu nên thời gian gần đây nước cạn dần, nguồn nước bị nhiễm phèn, nước bơm lên phải để lắng một thời gian mới sử dụng được. Cuối năm 2023, gia đình tôi làm thủ tục vay 20 triệu đồng và được giải ngân ngay, vợ chồng tôi rất mừng. Từ nguồn vốn trên, tôi đã lắp đặt công trình nước sạch và xây dựng lại nhà vệ sinh. Giờ đây, nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt của gia đình và chăn nuôi, công trình vệ sinh an toàn sạch sẽ, gia đình yên tâm sử dụng. Nhất là năm nay, dự báo thời tiết có khả năng nắng hạn kéo dài, nhưng giờ gia đình tôi đã có nước sạch dùng nên cũng an tâm bớt phần nào”.
Được biết, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường bắt đầu được NHCSXH triển khai từ năm 2004. Các hộ được xem xét cho vay phải đảm bảo mục đích sử dụng là mua nguyên vật liệu, trả công xây dựng và các chi phí khác cho việc xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch, vệ sinh bảo đảm theo tiêu chuẩn Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường. Mỗi hộ trong chương trình được vay tối đa 04 triệu đồng/công trình. Hiện tại, mức vay tối đa đã được nâng lên 10 triệu đồng/công trình (2018). Dự kiến thời gian tới, mức vay sẽ tăng lên 25 triệu đồng/công trình.
Theo thống kê, đến ngày 30/4/2024, toàn huyện Phù Mỹ có 5.625 hộ được vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường với tổng dư nợ hơn 108,8 tỷ đồng. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân hơn 13,5 tỷ đồng cho 676 hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh và công trình nước sạch, trong đó nguồn vốn từ ngân sách UBND huyện chuyển sang cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị theo QĐ số 81 của UBND tỉnh Bình Định là 1,2 tỷ đồng cho 60 hộ vay tại Thị trấn Bình Dương. Nguồn vốn vay này có ý nghĩa rất thiết thực, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, nhà tiêu đảm bảo vệ sinh. Đến nay, tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt hơn 95%; số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 95%.
Ông Trương Minh Thảo, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phù Mỹ cho biết: “để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, hằng năm, chúng tôi đều chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chương trình vay vốn NS&VSMT đến mọi tầng lớp nhân dân; hướng dẫn người dân các thủ tục liên quan đến hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng thụ hưởng, mức cho vay, thời hạn, lãi suất... Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi hộ vay nhận tiền, Hội đoàn thể cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp việc sử dụng vốn của hộ vay”
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, NHCSXH huyện Phù Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người dân vay vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi, trong đó có chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường để cải thiện đời sống kinh tế - xã hội. Gắn việc cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những mục tiêu chính góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Nước được dùng trong các hoạt động: nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường…, vì vậy mà nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo và hữu hạn, nước ngọt và nước sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi, nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng.
Cần phân biệt nguồn nước tài nguyên và nguồn nước dùng để ăn uống, sinh hoạt: Nước tài nguyên là nguồn nước sông, suối, ao, hồ, nước ngầm hoặc nước mưa; còn nước dùng để ăn uống, sinh hoạt là nước phải đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của con người, tức là nước sạch. Nước sạch đóng vai trò tối quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nước sạch giúp con người duy trì cuộc sống hằng ngày, đảm bảo cho nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ...
Nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người. Ảnh minh họa: C.K
Thực trạng và vai trò nước sạch trong đời sống
Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Một số nguồn nước tài nguyên, trong một số trường hợp, có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt như nước ngầm sâu, nước mưa…, còn lại đa số các nguồn nước cần phải được xử lý mới có thể trở thành nước sạch để sử dụng.
Hiện nay, tuy tài nguyên nước bề mặt của nước ta tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch để dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao, hồ đều đang bị ô nhiễm rất nặng, kể cả nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Nước mưa cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do một số nguyên nhân như không khí ô nhiễm, việc thu gom để lấy nước mưa không đảm bảo an toàn.
Để đảm bảo các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh là nguyên nhân gây nên các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E.Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều người dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng. Và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại càng có nguy cơ lan rộng hơn. Đặc biệt, vào mùa mưa bão thì nguy cơ bùng phát các dịch bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm rất cao.
Để đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch và đầy đủ, ứng phó trong mùa mưa bão, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần sớm có kế hoạch, chủ động thực hiện các giải pháp sau:
Đối với chính quyền các cấp, cần lập kế hoạch cụ thể chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra nhằm giảm tối đa các thiệt hại về con người, môi trường và kinh tế. Kế hoạch hằng năm cần được xây dựng và phê duyệt sớm, cụ thể về nhân lực, kinh phí, phương án tùy tình huống ứng phó, khắc phục khi có các sự cố xảy ra. Thực hiện theo phương châm “Chủ động ứng phó, giảm đến mức tối đa thiệt hại” (4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cầu tại chỗ) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với các kịch bản xâm nhập mặn, bão lũ, thiên tai.
Bên cạnh đó, bố trí đủ nhân lực, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Hóa chất, trang thiết bị cần được phân phối cho các địa phương (Trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã), người dân... trước mùa lụt bão. Xác định các hoạt động cần làm trước, trong và sau khi lũ lụt đối với hộ gia đình ở tại nhà trong vùng bão, lũ lụt và tại các điểm sơ tán tập trung. Xác định phương thức can thiệp như nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân.
Còn đối với ngành Y tế, cần phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo về lũ lụt thường xuyên; tổ chức các lớp tập huấn; tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; kiểm tra việc di dời các kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường công tác truyền thông, phát tờ rơi và tài liệu truyền thông; tham mưu kinh phí chuẩn bị sẵn cơ số thuốc; chuẩn bị hóa chất và tài liệu hướng dẫn xử lý nước cho cơ quan đơn vị và người dân. (Các bước xử lý nước được thực hiện theo quy trình: làm trong nước, khử trùng nước, xử lý nước sau khử trùng, sử dụng các thiết bị lọc nước, trữ nước sinh hoạt, nước ăn uống).
Các đơn vị sản xuất, cung cấp nước sạch có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp cho Nhân dân; ổn định việc cung cấp nước sạch trên mạng lưới; rà soát, phát hiện nguyên nhân gây thất thoát nước sạch đề xuất các giải pháp, biện pháp khắc phục, quản lý cụ thể, phù hợp.
Mặt khác, người dân cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh cá nhân, gia đình và cộng đồng; giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế nơi công cộng, không thải chất thải trực tiếp vào nguồn nước mặt mà chưa qua xử lý; thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường vì cuộc sống của mỗi chúng ta gắn liền với môi trường xanh, hành tinh xanh.
Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây: