Ngành Nghề Tư Vấn

Ngành Nghề Tư Vấn

Có phải Điện tử viễn thông khó, tốn nhiều thời gian, trong khi ngành Công nghệ thông tin cạnh tranh, dễ bị đào thải?.

Có phải Điện tử viễn thông khó, tốn nhiều thời gian, trong khi ngành Công nghệ thông tin cạnh tranh, dễ bị đào thải?.

Hoạt động tư vấn quản lý là gì?

Hoạt động tư vấn quản lý là là một ngành nghề hoạt động tại Việt Nam được quy định với mã ngành là 702-7020- 70200 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hoạt động tư vấn quản lý hoạt động cung cấp, hỗ trợ tư vấn, định hướng, đưa ra mục tiêu,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức đó.

Bước 1: Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép thành lập công ty tư vấn du học

Như vậy, trước tiên Doanh nghiệp cần phải được thành lập theo quy định của pháp luật với mã ngành nghề 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (chi tiết: Tư vấn du học).

Thành phần hồ sơ để thành lập Công ty tư vấn du học gồm:

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố doanh nghiệp đặt trụ sở chính

3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Quy định về ngành nghề tư vấn quản lý:

Theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

– Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý như:

+ Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động;

+ Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch;

+ Tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát.

– Cung cấp hoạt động tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:

+ Quan hệ và thông tin cộng đồng;

+ Hoạt động vận động hành lang;

+ Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;

+ Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…

Hoạt động tư vấn quản lý cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp và cộng đồng nhưng loại trừ các hoạt động sau:

– Hoạt động lập trình máy vi tính: Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010;

– Hoạt đọng pháp luật: Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910;

– Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế: Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200;

– Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100;

– Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200;

– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100;

– Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600.

Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý:

Để thành lập công ty và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý thì người thành lập công ty chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đâu tư cũng như làm theo những quy định có liên quan mà pháp luật đã quy định. Bởi vì ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là ngành nghề không nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Theo đó, việc đăng ký kinh doanh, thành lập công ty kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty tư vấn quản lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần);

– Danh sách thành viên nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập nếu là công ty Cổ phần;

– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;

– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của các thành viên góp vốn là cá nhân (Công ty TNHH)/ cổ đông góp vốn là cá nhân (Công ty Cổ phần);

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện với đăng ký thành lập công ty);

– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ thành lập công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý đặt trụ sở.

Tuy nhiên, hiện nay người nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ online  Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu đnawg ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.

Theo đó, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty tư vấn quản lý có hồ sơ hợp lệ. Đối với hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối giải quyết và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:

Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập doanh nghiệp trên Công thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Lưu ý, lệ phí công bố thành lập là 100 nghìn đồng/ lần.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/1/2021 Về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/7/2018 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Hoạt động tư vấn du học đang được phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm đó là tìm hiểu về các điều kiện ngành nghề tư vấn du học theo quy định của pháp luật. Ngành nghề tư vấn du học có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không và mã ngành của nó là gì? Sau đây Luật Quốc Bảo sẽ có lời giải cho những câu hỏi đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn.

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực thì kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa. Khi đó, chỉ cần có giấy phép đăng kí kinh doanh là doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Mà không còn cần phải chờ đáp ứng đủ điều kiện (Ký quỹ 500 triệu đồng) như trước đây nữa.

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Được quy định cụ thể tại điều 107 Nghị định 46/2017 Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:

Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật.

Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên. Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên. Theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể hơn về mã số ngành Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Qúy vị có thể tra cứu cụ thể tại “PHỤ LỤC I (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)”. Theo đó dịch vụ tư vấn du học được xếp vào dịch vụ hỗ trợ giáo dục với mã ngành là: 8560.