Ngôn Từ Trong Thơ

Ngôn Từ Trong Thơ

Số lượt thích: 0 ngư�i

Số lượt thích: 0 ngư�i

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Hàn Mặc Tử được trích trong tập Thơ điên. Bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn 11, xuất hiện rất nhiều trong bài kiểm tra cuối kỳ và tốt nghiệp THPT.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong hoàn cảnh khó khăn nhất của Hàn Mặc Tử, ông đang phải chịu đựng những cơn đau giằng xé của bệnh phong cùi. Thế nhưng, khi đọc bài thơ, người đọc như hòa vào một thế giới khác, nơi ấy không phải là lời kêu than của người đang bệnh nặng mà là tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu thương con người.

Bức tranh phong cảnh Dạ Vĩ bên dòng sông Hương êm đềm được khắc họa trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với bao yêu thương, khát vọng. Bài thơ không chỉ là bức tranh phong cảnh mà cũng chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn của nhà thơ trong mối tình xa xăm, vô vọng.

Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu của tả thực, tượng trưng, trữ tình, lãng mạn. Cảnh xứ Huế đậm mét nhưng lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái biểu cảm và nét chân thực của cảm xúc tăng thêm chất trữ tình.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu tha thiết, man mát, đượm vẻ u buồn được thể hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hòa vào lòng người; giữa cái thực và cái mộng, huyền ảo và cụ thể. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng tác đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung, hồn thơ đượm vẻ đau buồn.

Các tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử ta sẽ bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu con người da diết; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Hàn Mặc Tử là một người nghệ sĩ đa tài nhưng cuộc đời ngắn ngủi. Dù ra đi ở tuổi đời rất trẻ nhưng sự nghiệp thơ ca của ông rất đồ sộ. Các tác phẩm tiêu biểu đó là:

● Tuyển tập Gái quê (1936) bao gồm: Mơ, Gái quê, Tình quê, Nhớ Nhung, Hái dâu, Âm thầm, Lòng quê, Nắng tươi, Đời phiêu lãng,…

● Tuyển tập Thơ điên (1938) bao gồm: Hương thơm, Mật đắng, Xuân như ý, Máu cuồng và hồn điên,…

● Khác: Biết anh, Em đau, Nhớ mây, Một cõi quên, Hồn lìa khỏi xác, Xuân như ý, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội,…

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử có dáng vóc ốm yếu, tính tình hiền lành, giản dị, hiếu học và thích kết giao với bạn bè trong lĩnh vực thơ ca. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở nên Hàn Mặc Tử cũng đi theo và học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Tài năng thơ ca Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng làm chi” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ của Hàn Mặc Tử lúc đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ của ông là chất trữ tình cổ điển với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường  luật.

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, trở thành phóng viên phụ trách mảng thơ cho tờ báo Công luận. Đây cũng là thời điểm ông và Mộng Cầm quen biết với nhau. Mộng Cầm là một cộng tác viên của tờ báo, có niềm đam mê với thơ ca và thường xuyên làm thơ gửi tới tòa soạn. Dần dần, Mặc Tử và Mộng Cầm thư từ qua lại, hai người “tâm đầu ý hợp” nên ông đã quyết định ra Phan Thiết để gặp nàng thơ. Chuyện tình lãng mạn của hai người cũng bắt đầu từ đây.

Năm 1931, với bút danh Phong Trần, Hàn Mặc Tử có ba bài thơ được đăng trên Thực Nghiệp Dân báo đó là “Chùa hoang”, “Gái ở chùa”, “Thức khuya”. Tài năng thơ ca của ông được cụ Phan Bội Châu - chủ nhân Thi xã Mộng Du đề cao. Đó cũng là câu thơ tiên phong trong cách tân chữ nghĩa và cách mạng tư tưởng.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử vào khoảng đầu năm 1935, họ phát hiện được những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm vì cho rằng đó là chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Năm 1936, ông cho xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi. Quay trở lại Sài Gòn lần hai, Hàn Mặc Tử được nhận làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình, ý ông là phải chữa dứt hẳn căn bệnh “phong ngứa” gì đấy để yên tâm làm báo chứ không nghĩ tới đó là một căn bệnh nan y “phong cùi”.

Thời ấy, phong cùi được xem là bệnh truyền nhiễm và hầu như mọi người đều có thành kiến với người mắc phải căn bệnh nan y này. Người mắc bệnh phong cùi bị hắt hủi, xa lánh và thậm chí là ngược đãi. Tin nhà thờ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi đã nhanh chóng lan rộng, gia đình lựa chọn đưa anh đi cách ly thay vì chữa trị tại Bệnh viện phong Quy Hòa.

Năm 1938 - 1939, bệnh của Hàn Mặc Tử bộc phát dữ dội, cơ thể đau đớn nhưng không một ai bên ngoài nghe thấy tiếng la hét, khóc than hay rên rỉ của ông, tất cả những nỗi đau đó ông đã dồn nét hết vào trong thơ. Trước khi vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín - em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tình của ông như sau: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng”.

Sau cùng, Hàn Mặc Tử đã quyết vào Bệnh viện phong Quy Hòa để chữa trị. Khi được thăm khám, các bác sĩ nhận định nội tạng của nhà thơ đã hư hỏng do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm. Ngày 11/11/1940, lúc 5 giờ 45 phút, Hàn Mặc Tử mất tại bệnh viện vì chứng kiết lỵ. Khi đó, nhà thơ mới chỉ 28 tuổi.

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Theo các tài liệu ghi chép lại, trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện là khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son (nằm ở đầu thành phố Quy Nhơn). Năm 1940, Hàn Mặc Tử mất và an táng tại Quy Hòa. Đến năm 1959, bạn bè và người thân đã cải táng, di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng ngày nay.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân ở Quy Nhơn. Để đến được địa điểm này, bạn có thể xuất phát từ trung tâm công viên thành phố - nơi có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung, di chuyển theo hướng Tây Nam phía bờ biển chừng 3km là đến xóm biển Ghềnh Ráng. Đi qua con đường vào xóm chài Ghềnh Ráng bạn sẽ tới khu chợ nhỏ của người dân địa phương, khu này có một cây cầu bắc ngang qua quán thủy tạ Mai Đình. Từ đây, con đường dẫn tới nơi an nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử sẽ là một cây cầu bắc qua suối Tiên. Sang bên kia cầu bạn đi theo hướng tay trái để lên đồi Thi Nhân.

Con đường nhỏ lên xuống được làm thành những bậc tam cấp bằng đá, hai bên là những hàng cây xanh tỉa thành hàng. Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh là một con đường thơ mộng mang tên dốc Mộng Cầm.

Để ghi nhớ những đóng góp của Hàn Mặc Tử, tại nhiều thành phố trên khắp cả nước đã dùng tên của ông để đặt cho tên đường. Năm 2004, hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ ông. Nhiều tác phẩm của ông được phổ thành nhạc và được mọi người yêu thích.

Thơ trữ tình: Bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, thường tập trung vào các chủ đề như tình yêu, thiên nhiên và mất mát. Ví dụ bao gồm sonnet, ode, elegies và haiku Ví dụ: My love is as a fever, longing still – William Shakespeare

Thơ kể chuyện: Kể một câu chuyện, như ballad, sử thi và thơ kể chuyện Ví dụ: The fat cat, Little bunny

Thơ kịch: Trình bày một câu chuyện thông qua đối thoại và độc thoại, thường dưới dạng kịch hoặc độc thoại kịch