Theo xếp hạng những quốc gia thân thiện nhất thế giới 2021 được đăng tải trên trang World Population Review, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới. Do đó, Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách. Với sự mến khách, hòa đồng, người nước ngoài sẽ dễ dàng kết bạn với người dân bản địa và sinh sống ở Việt Nam lâu dài.
Theo xếp hạng những quốc gia thân thiện nhất thế giới 2021 được đăng tải trên trang World Population Review, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới. Do đó, Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách. Với sự mến khách, hòa đồng, người nước ngoài sẽ dễ dàng kết bạn với người dân bản địa và sinh sống ở Việt Nam lâu dài.
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt ở Việt Nam đang ở mức thấp, nhưng điều kiện làm việc, cảnh quan đô thị, kinh tế và môi trường sống ở Việt Nam đang có sự phát triển nên thu hút rất nhiều người nước ngoài chuyển đến Việt Nam để sinh sống, học tập và làm việc.
Giá thuê căn hộ ở Việt Nam không quá cao, thông thường:
Với những căn hộ cao cấp thì mức giá có thể sẽ cao hơn, nhưng đổi lại sẽ có nhiều dịch vụ đi kèm, cũng như tiện ích, tiện nghi xung quanh khu vực cho khách thuê.
Để có thể thuê người lao động nước ngoài làm việc cho mình, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Trước khi tuyển dụng những người này:
+ Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền:
+ Nhà thầu phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi gửi bản kê khai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.
Căn cứ: Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4, Điều 5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trên đây là những điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao nhưng sức khỏe yếu, trung bình 14 năm sống trong bệnh tật, nhiều người đồng mắc 3-6 bệnh nền.
Thông tin được TS.BS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam, cho biết tại Hội nghị Lão khoa Quốc gia lần thứ V, ngày 4/10. Hội nghị có sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực Lão khoa, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp...
Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ mới chuyển sang giai đoạn này như Pháp 115 năm, Australia 73 năm...
Hiện, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73 nhưng không chất lượng, theo các chuyên gia lão khoa. Thống kê năm ngoái của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.
Khoảng 60% sức khỏe yếu đến rất yếu. Ngoài ra, trung bình người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật, mắc khoảng 3-6 bệnh nền, như rối loạn chuyển hóa, xương khớp, tim mạch, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường...
"Đây thực sự là bài toán của ngành y, khi số lượng người bệnh tăng lên mà khả năng đáp ứng về nhân lực và trang thiết bị còn hạn chế, bệnh viện quá tải", bác sĩ Trung Anh nói. Ngoài ra, chi phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng ngày càng tăng, gây áp lực tài chính lên hệ thống bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước.
Một gánh nặng khác khiến tuổi già trở nên khó khăn là hơn 70% người cao tuổi không có lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con cái. Trong đó, hơn 65% người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, thu nhập không ổn định.
Tương tự, TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cũng nhận định tốc độ già hóa tại Việt Nam nhanh gấp đôi, ba so với các nước đang phát triển, khiến dân số già mà chưa giàu, chất lượng cuộc sống thấp. Ngoài ra, người cao tuổi chiếm hơn 20 % dân số, đều mắc bệnh nền, cần chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cả đời. Đây vừa là thách thức trong chăm sóc, điều trị lẫn phát triển kinh tế, an sinh, xã hội.
Thống kê của Tổng cục Dân số, người cao tuổi hiện chiếm gần 12% dân số nước ta, dự báo đến năm 2025 tỷ lệ 17,9%, và có thể đến giữa thế kỷ 21 chiếm đến 23,5%.
TS. BS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thảo Hương
Trước những thách thức trên, PGS Anh cho rằng cần cập nhật những thay đổi mới trong hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như hệ thống chăm sóc dài hạn, hỗ trợ toàn diện, cải thiện chất lượng sống. Xây dựng khung chương trình đào tạo bác sĩ chuyên ngành lão khoa, phát triển nhân lực trẻ tại Việt Nam.
Ngành y tế cần phát triển nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực lão khoa và các chuyên ngành liên quan trong việc dự phòng, điều trị và chăm sóc các bệnh nền như sa sút trí tuệ, Parkinson, các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa, can thiệp mạch vành và giảm đau, bệnh cơ xương khớp, hô hấp...
"Phải lấy người già làm trung tâm của sự phục vụ để quan tâm, giúp họ sống khỏe, sống thọ", TS Đức nói.
Ngoài ra, người cao tuổi cần lưu ý những nguyên tắc ăn hợp lý giảm muối, mỡ và đường, ăn tinh không ăn thô. Tập luyện thường xuyên để cơ thể lưu thông máu, tinh thần luôn vui vẻ. Sử dụng thêm thuốc bổ để bù đắp thiếu hụt các chất trong cơ thể. Uống thuốc và tái khám đúng hẹn, không tự ý bỏ thuốc. Theo dõi sức khỏe kịp thời điều chỉnh đơn thuốc cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập, giúp giữ gìn sức khỏe và phòng tránh biến chứng.
Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân Alzheimer. Ảnh: Thùy An
Số lượng người nước ngoài có nhu cầu chuyển đến Việt Nam để sinh sống, học tập và làm việc ngày càng tăng. Tuy nhiên, trước khi đến sống ở Việt Nam, khách nước ngoài cần tìm hiểu một số thông tin cần thiết như cuộc sống của người nước ngoài ở Việt Nam như thế nào, làm thế nào để tìm được chỗ ở tại Việt Nam, các yêu cầu về thị thực,...
Để có thể nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu và thị thực hợp pháp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để tìm hiểu đầy đủ thông tin về thủ tục, các bước thực hiện và hồ sơ cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam, hãy truy cập vào Cổng thông tin điện tử Bộ Công an - Dịch vụ hành chính công tại đây.
Thời gian qua, do dịch bệnh bùng phát và có diễn biến phức tạp, Việt Nam đã có quyết định ngừng miễn cấp thị thực điện tử, đơn phương, song phương cho người nước ngoài. Đến nay, tình hình dịch bệnh đã có những cải thiện tích cực, ngày 18/01/2022, Chính phủ đã đưa ra Công văn số 450/VPCP-QHQT với chủ trương tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể như sau:
Tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh để học tập, làm việc và sinh sống ở Việt Nam
Để có thể nhập cảnh và sinh sống ở Việt Nam, người nước ngoài (từ 12 tuổi trở lên) cần đáp ứng những điều sau:
Ngày 21/10/2021, Việt Nam tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vắc xin của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy, người nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp loại giấy tờ này tại Việt Nam và được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày (nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh).