Vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh đã từng dạy dỗ nhân dân rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” vì muốn kêu gọi nhân dân ta phải hiểu rõ tường tận về lịch sử của nước nhà. Dù đã được học qua rồi nhưng bạn vẫn còn mơ hồ không có chút hiểu biết gì về quá khứ lịch sử thì hãy tậu ngay cuốn sách “Việt Nam sử lược” của tác giả Trần Trọng Kim để tìm hiểu sơ khai về dòng chảy lịch sử nước nhà.
Vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh đã từng dạy dỗ nhân dân rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” vì muốn kêu gọi nhân dân ta phải hiểu rõ tường tận về lịch sử của nước nhà. Dù đã được học qua rồi nhưng bạn vẫn còn mơ hồ không có chút hiểu biết gì về quá khứ lịch sử thì hãy tậu ngay cuốn sách “Việt Nam sử lược” của tác giả Trần Trọng Kim để tìm hiểu sơ khai về dòng chảy lịch sử nước nhà.
Cuốn sách được tác giả biên soạn gồm 5 phần theo từng giai đoạn lịch sử, mỗi phần lại chia thành từng chương nhỏ và tương ứng với từng thời đại lịch sử nhằm giúp cho độc giả thuận tiện tìm kiếm và dễ đọc hơn. Phần 1 - Thượng Cổ thời đại nói về thời đại thượng cổ trong lịch sử Việt Nam. Đầu tiên là thời lập quốc của các Vua Hungfm tiếp đến là thời nhà Thục do Thục Phán vị trì. Sau đó lướt sơ qua đời Tam đại và triều đại nhà Tần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, Trần Trọng Kim còn nghiên cứu nhà Triệu - một triều đại không được công nhận trong lịch sử nước ta trước khi bước vào giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc.
Phần 2 - Thời đại thứ hai - Bắc Thuộc thời đại sẽ trình bày về một nghìn năm Bắc thuộc của đất nước và những cuộc khởi nghĩa của nhiều anh hùng lịch sử đã đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như Lý Bí, Phùng Hưng, Hai bà Trưng,…và nhìn lại trận Bạch Đằng đầy oai phong của Ngô Quyền - cũng là cột mốc chấm dứt gần 1000 năm Bắc thuộc của nước Việt ta. Tiếp theo là phần 3 - Thời đại thứ ba - Tự Chủ thời đại, ở phần này độc giả sẽ được nhìn ngắm khoảng thời gian tự chủ của đất nước mình. Tới phần 4 - Thời đại thứ tư - Nam Bắc phân tranh sẽ tái hiện thời kỳ phân tranh, đất nước bị chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài và cái kết chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài là cơ sở khôi phục quốc gia. Cuối cùng là phần 5 - Thời đại thứ năm - Cậu Kim thời đại, các bạn đọc sẽ được điểm qua sự thống trị của các vị vua thời nhà Nguyễn và những công lao cũng như sai lầm của họ. Bên cạnh đó hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới sự kiện Pháp thuộc của nước ta.
Cuốn sách đã hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước ta đem đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản nhất để xâu chuỗi các sự kiện một cách hợp lí nhất qua 5 chương. Về mặt hình thức, tác phẩm “Việt Nam sử lược” được viết bằng chữ Quốc ngữ vì nó có ưu điểm dễ học, dễ đọc hiểu hơn chữ Nôm, chữ Hán, do đó nó nhanh chóng được phổ cập hơn trong dân chúng. Chữ Quốc ngữ phổ biến sâu rộng hơn trong quần chúng nhất là sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cũng chính vì lẽ đó mà tác giả Trần Trọng Kim đã chọn chữ Quốc ngữ trở lành một phương tiện ưu việt để chép sử và đưa sử đến với người đọc. Cuốn sách được trình bày rất rõ ràng, ngắn gọn và văn phong gần gũi dễ đọc nên chắc chắn rằng các bạn có thể dễ dàng nhớ những cột mốc chính trong lịch sử phong kiến Việt Nam sau khi đọc quyển sách này.
Về mặt nội dung, “Việt Nam sử lược” không đào sâu chi tiết về những sự kiện hay con người lịch sử, sách chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng hay một cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc. Điều này cho thấy tác giả đã thoát khỏi hoàn toàn lối chép sử biên niên theo thời gian đơn của các tiền bối trước kia, giúp người xem dễ hiểu và theo dõi hơn. Không chỉ vậy, tác giả còn ghi chép, đánh giá, lên án những nhân vật phản quốc bán nước, làm ô nhục quốc thể. Tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học lịch sử dân tộc của đông đảo quần chúng. Trần Trọng Kim cũng giống như các nhà nghiên cứu tiền bối khác, đã góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của lịch sử và mục đích để xây dựng quốc gia do tổ tiên ta đã gầy dựng nên.
Tóm lại, bạn có thể tìm đọc “Việt Nam sử lược” nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hay có thể là người yêu thích lịch sử, muốn có cái nhìn toàn cảnh nhất về sử Việt. Nếu bạn mới bắt đầu công cuộc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam thì bạn cũng có thể bắt đầu với quyển sách này. Một thế kỷ đã trôi qua, cuốn sách vẫn là bộ tín sử ngắn gọn súc tích, sinh động và hấp dẫn nhất từ trước đến nay - một công trình nghiên cứu xứng đáng nên có mặt trong tủ sách của mọi gia đình Việt.
Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.
Tiếp nối truyền thống đó, Trần Trọng Kim đã biên soạn bộ Việt Nam sử lược. Cùng với tác phẩm Nho giáo, bộ sách Việt Nam sử lược này được ông biên soạn xong năm 1919 và ấn hành lần đầu vào năm 1921. Nó mau chóng chiếm được cảm tình và đón nhận của đông đảo bạn đọc. Lịch sử Việt Nam từ năm 1902 trở về trước được soạn giả thuật lại với một lối trình bày rõ ràng súc tích và với một cách nhìn tương đối khách quan, nhằm giúp cho người đọc nắm được những nét chính yếu của lịch sử dân tộc.
Cuốn sách Việt Nam sử lược được Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái xuất bản, với dung lượng 574 trang được tác giả Trần Trọng Kim chia ra làm năm thời đại là: Thượng cổ thời đại; Bắc thuộc thời đại; Tự chủ thời đại; Thời đại Nam Bắc phân tranh và Cận kim thời đại.
Cán bộ, giảng viên, học viên và đông đảo bạn đọc có thể tham khảo cuốn sách “Việt Nam sử lược” tại Phòng đọc Tổng hợp - Thư viện Học viện Chính trị Công an nhân dân
Trung tâm Lưu trữ và Thư viện - CLB Truyền thông
Việt Nam sử lược ra đời đã giành ngay cảm tình của giới nghiên cứu. Do những lý do khác nhau, trong thời gian dài ở miền Bắc Việt Nam, công trình sử học này bị “xếp xó” vào “góc khuất lịch sử”, mãi đến hơn chục năm gần đây mới bắt đầu được tái bản trở lại.
Việt Nam sử lược do học giả Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919, là công trình sử học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ có giá trị, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt Nam một cách đầy đủ, khách quan, súc tích và dễ hiểu, có những đóng quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, dạy và học lịch sử nước nhà suốt thế kỷ qua.
Việt Nam sử lược phản ánh các diễn biến lịch sử, từ thời đại này sang thời đại khác. Trần Trọng Kim khéo léo sắp xếp việc phân kỳ tiện với trí nhớ phổ thông mà không gây ảnh hưởng đến các vấn đề quan điểm lập trường của người viết cũng như người đọc. Ông không theo cách sắp xếp của các sử gia cũ, chia theo kiểu Tiền biên, Chính biên. Ông cũng căn cứ vào các triều đại, chia thành quyển: Quyển I: Thượng cổ thời đại; Quyển II: Bắc thuộc thời đại, Quyển III, IV: Tự chủ thời đại, Quyển V: Cận kim thời đại. Ở từng thời đại, ông điểm đến các triều nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ghi chép theo các đời vua, phản ánh tình hình. Có triều vua viết ngắn chỉ mấy dòng, có triều vua được viết dài hơn và cố giữ lấy sự khách quan trong nhận định. Cách phân chia như vậy cho người đọc thấy rõ ràng hơn các diễn biến của những thời kì khi cần tra cứu, và không bị ảnh hưởng bị ác cảm hay thiện cảm với triều đại. Những chuyện gây hấn, xâm lược, thủ đoạn tốt xấu… đều được kể ra một cách tự nhiên. Các nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều được điểm đến như nhau theo một giọng văn đều đặn.
Việt Nam sử lược ra đời đã giành ngay cảm tình của giới nghiên cứu. Do những lý do khác nhau, trong thời gian dài ở miền Bắc Việt Nam, công trình sử học này bị “xếp xó” vào “góc khuất lịch sử”, mãi đến hơn chục năm gần đây mới bắt đầu được tái bản trở lại. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh khác nhau, những lần in trước đây đã không theo đúng nguyên tác của tác giả: hoặc cắt bỏ từng phần, hoặc lược đi nhiều câu, đoạn, chi tiết và đều bỏ, không in toàn bộ tiếng Hán cùng Bảng phả hệ, phần Phụ lục, Sách dẫn…của công trình. Trong lần tái bản này, Trung tâm VHNN Đông Tây chủ trương khôi phục lại toàn bộ tác phẩm như nguyên bản đã công bố và dựa chủ yếu vào bản in năm 1971 do Trung tâm Học liệu xuất bản, đồng thời có tham khảo các bản in khác. Bản in lần này được Trung tâm VHNN Đông Tây biên tập hoàn chỉnh, khôi phục hệ thống chữ Hán đã bị bỏ qua và chỉnh sửa những sai sót trong những lần in trước. Những người làm sách đã rất nỗ lực để đưa đến độc giả một cuốn sách có giá trị hoàn chỉnh.
Hanoi, adieu là một chuyến du hành xúc động xuyên qua những năm tháng náo động cuối cùng của xứ Đông Dương thuộc địa, viết về gia đình, tình yêu và sự trưởng thành – một quãng đời cảm động của một thân phận bị mắc kẹt giữa những sự kiện lịch sử. Nếu có lúc bạn tự hỏi chiến tranh tại Việt Nam đã xảy ra như thế nào, thì cuốn sách này sẽ khiến bạn thấy hấp dẫn.
Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy ở các trường học, cuốn sách được Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tái bản.
Cuốn sách này là một tập hợp những câu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, một chuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề.
Tất cả những vấn đề liên quan đến du lịch thương mại trên 150 thành phố và 80 quốc gia đều được mô tả từng chi tiết trong quyển “Sổ Tay Du Lịch Thế Giới Dành Cho Doanh Nhân” này.