Sống Là Chính Mình Để Không Đánh Mất Bản Thân

Sống Là Chính Mình Để Không Đánh Mất Bản Thân

Em lớn lên chỉ riêng mỗi bàn tay của Mẹ. Có những bạn may mắn sinh ra vốn đã được ở vạch đích hoặc ở trong sự an toàn của gia đình. Em thì hoàn toàn khác, cố gắng cố gắng mỗi ngày là điều em luôn nhắn nhủ với bản thân mình. Sau khi tốt nghiệp THPT, em đã làm việc ở một công ty gần 5 năm. Cuộc sống vẫn không thay đổi nhiều nên em đã quyết định nghỉ việc để chọn con đường này – Thực tập sinh Nhật Bản. Tuổi trẻ mà, phải dám bước ra, phải đối diện với khó khăn mới vươn mình được chứ.

Em lớn lên chỉ riêng mỗi bàn tay của Mẹ. Có những bạn may mắn sinh ra vốn đã được ở vạch đích hoặc ở trong sự an toàn của gia đình. Em thì hoàn toàn khác, cố gắng cố gắng mỗi ngày là điều em luôn nhắn nhủ với bản thân mình. Sau khi tốt nghiệp THPT, em đã làm việc ở một công ty gần 5 năm. Cuộc sống vẫn không thay đổi nhiều nên em đã quyết định nghỉ việc để chọn con đường này – Thực tập sinh Nhật Bản. Tuổi trẻ mà, phải dám bước ra, phải đối diện với khó khăn mới vươn mình được chứ.

HIỂU VĂN HÓA ĐỂ HIỂU CHÍNH MÌNH

“Những ngày giãn cách xã hội, tôi sống một mình với rất nhiều thời gian để nghĩ về bản thể của mình. Và trong chính sự băn khoăn với những câu hỏi dành cho bản thân đó, tôi đã có cơ hội để kết nối với những người trẻ qua một ứng dụng cho phép lập ra những phòng trò chuyện chỉ có âm thanh, không có hình ảnh. Tôi nhận ra, dù là bất kỳ ai, mong mỏi biết được về chính mình luôn là điều hiện hữu”. Dung hồi tưởng lại lý do khiến cô bắt đầu hành trình mới của mình.

Phòng trò chuyện của cô ban đầu là để giúp mọi người giải thích ý nghĩa cái tên của họ và khuyến khích họ tự xác định và khẳng định bản thể. “Ví dụ như tên tôi là Mỹ Dung, được gia đình đặt cho với mong muốn tôi sẽ có một nhan sắc xinh đẹp. Nhưng sau này, lớn lên, tôi cảm thấy chữ Dung ấy không nhất thiết phải chỉ nhan sắc bên ngoài, mà nên được hiểu là sự bao dung, tha thứ”. Những chia sẻ vui vẻ này, không chỉ giúp Mỹ Dung thấy rằng kiến thức Hán Nôm của cô không hẳn là phí hoài, mà còn cho cô một thức nhận lớn lao hơn. Cô thấy rằng chúng ta có thể sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, có những khát vọng khác nhau và những thử thách khác nhau, nhưng trước hết, chúng ta vẫn là người Việt. Được biết về văn hóa Việt, được tự hào về thế giới văn hóa đã nuôi dưỡng gia đình và bản thân mình là nhu cầu tự nhiên của con người, dù không phải ai cũng nhận ra hay để ý tới điều đó. Hiểu rõ rằng chữ Hán không chỉ khó, mà còn là văn hóa ngoại nhập, Dung đồng thời cũng nỗ lực giới thiệu văn hóa dân gian đến với người trẻ.

Từ xuất bản, cô bắt đầu thử những phương thức truyền thông khác để giúp người trẻ có thêm cơ hội học về văn hóa Việt Nam thông qua dự án Vacine Văn Hóa. Cô và đồng sự của mình để khán giả tự tìm kiếm những đề tài họ muốn tìm hiểu, sau đó thực hiện những cuộc trò chuyện để họ thấy văn hóa là một quá trình tiếp biến, là sự biến đổi liên tục để có thể thích ứng với thay đổi xã hội, để họ có thể nhìn ra được căn nguyên lý do của những hoạt động văn hóa truyền thống vẫn được duy trì đến tận ngày nay của người Việt. Và cũng bất ngờ thay, những hoạt động vì cộng động này lại giúp Mỹ Dung nhận ra chính mình: “Hóa ra, tôi đã vốn luôn lưu tâm đến những điều này từ ngay buổi đầu sự nghiệp của mình. Các cuốn sách tranh tôi viết cho trẻ em luôn lấy bối cảnh đồng quê, và khi làm việc với họa sĩ minh họa, tôi luôn nhờ họ vẽ nhân vật mặc trang phục truyền thống. Có lẽ, đó chính là căn tính Việt Nam trong tôi, dù chính tôi không nhận ra”.

Sự thấu hiểu về chính mình lại tiếp tục cho Mỹ Dung động lực để sáng tạo và đóng góp. Cô chỉ ra rằng thị trường sách cho trẻ em ở Việt Nam có quá nhiều sách dịch và trao quá ít cơ hội cho tác giả và họa sĩ minh họa Việt Nam. Cô đang phát triển một dòng sách tâm lý cho trẻ em để không chỉ trẻ em mà cả phụ huynh cũng có cơ hội hiểu các trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ, và học cách chấp nhận mọi cảm xúc, dù đó là tích cực hay tiêu cực. Dòng sách này có thể trải dài từ những cảm xúc đơn giản đến những chứng rối loạn tâm lý và những hướng giải quyết phù hợp. Một dòng sách khác cũng nằm trong kế hoạch của cô là dòng sách sức khỏe thường thức, nhắm đến việc chăm sóc cơ thể hàng ngày từ thiếu nhi đến người cao tuổi. Bên cạnh đó, nỗ lực để lưu giữ và nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam của cô vẫn sẽ được tiếp tục với một BST sách kể lại các câu chuyện thần thoại dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và minh họa chính xác.

Dung hiểu rõ cô có tham vọng đóng góp lớn, và không thể làm được mọi thứ một mình. “Tôi may mắn luôn có những người giỏi giang đồng hành cùng mình. Tôi biết ơn họ, biết ơn cuộc sống của mình. Và đó là điều góp phần mang lại cho tôi sự hạnh phúc”.

Bước sang tuổi 40, tôi chợt nhận ra có nhiều tiền thôi thì chưa đủ để làm nên sự giàu có. Chúng ta còn cần có sức khỏe tốt và một tâm hồn tĩnh tại, dù những điều ngoài dự kiến, bất như ý có xảy ra, bản thân cũng không cảm thấy sóng cuộn trong lòng, mà chỉ nhẹ nhàng chấp nhận, bước qua.

Đó là hình mẫu tôi tự đặt ra cho mình và khi tới tuổi 45, tôi đã có đủ tự tin để khẳng định mình đã đạt được mục tiêu.

Nếu bạn có tò mò, thắc mắc tôi đã làm điều đó như thế nào, thì 10 gạch đầu dòng dưới đây chính là câu trả lời.

Tôi nhận ra chỉ cần ngừng học hỏi, bản thân sẽ rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Không có điều gì đáng buồn và đáng tiếc hơn việc mình vẫn còn đang hít thở mà tâm trí, suy nghĩ của mình chẳng có gì tiến bộ hơn so với thời điểm cách đây 1 năm, 2 năm,... Học là điều không bao giờ thừa, ngay cả khi bạn đã sắp đến tuổi nghỉ hưu vì kiến thức đâu chỉ gói gọn trong chuyện công việc, kiếm tiền, đúng không?

Tôi đã học Yoga bay khi 42 tuổi và nhận ra lúc đó, tuổi xương khớp của mình chắc đang là 70 mất rồi. Nếu không đi học, có lẽ tôi vẫn cứ nghĩ mình còn trẻ, khỏe lắm.

Làm giàu cho bản thân không chỉ là sự thỏa mãn về vật chất mà còn là sự thỏa mãn về tinh thần. Tìm ra và theo đuổi điều mà bản thân đam mê luôn là điều giúp cuộc sống trở nên đa sắc, thú vị hơn.

Sở thích có thể thay đổi theo thời gian, đừng cảm thấy hoang mang nếu chợt nhận ra mình của tuổi 40 chẳng còn thích những thứ như khi 30 nữa. Đó là điều bình thường, hãy chấp nhận.

Khi 25, tôi thích nghe nhạc rock và ăn mặc theo phong cách hip-hop. Tới khi 30, tôi lại chỉ thích những bản tình ca và váy vóc thướt tha. Còn hiện tại khi đã 45, chỉ có nhạc thiền mới có thể giúp tôi thư giãn và đồ bộ mặc nhà mới là trang phục tôi luôn ước ao "giá như có thể mặc chúng ra đường mà không bị đánh giá là xuề xòa thì tốt biết bao nhiêu".

Phụ nữ 45 tuổi nên bắt đầu chú ý đến việc lập kế hoạch tài chính, không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức tài chính, và nghĩ tới việc đầu tư sinh lời. Tôi đánh giá đây là độ tuổi phù hợp nhất để đầu tư, vì lúc này, chúng ta đã có một số tiền tiết kiệm "nho nhỏ" và tư duy về cuộc đời đã đủ đa dạng để nhìn ra đâu là loại hình đầu tư dài hạn, ít rủi ro.

Học cách đầu tư là không bao giờ thừa, dù ở tuổi nào đi chăng nữa.

Tôi nhận ra thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tích cực giữa các cá nhân với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng bản thân. Tôi muốn nhấn mạnh hai từ "lành mạnh" và "tích cực" ở đây vì khi bước sang tuổi trung niên, chúng ta không cần quá nhiều mối quan hệ xã giao, giả tạo nữa. Chúng thực sự chỉ khiến chúng ta thêm mỏi mệt.

Gặp gỡ một người thân, một người bạn và khi ra về, mình thấy vui trong lòng, thấy nỗi buồn dịu lại và lạc quan hơn khi nghĩ về tương lai. Đó mới là mối quan hệ lành mạnh, xứng đáng để duy trì, vun đắp.