GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP: 1990 – 1993
GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP: 1990 – 1993
Tìm đường tới địa điểm bạn có thể nhấp vào "Directions" trên bản đồ. Muốn xem to hơn nhấp vào: "View larger map" trên bản đồ.
Bạn cần: File Excel (tên, địa chỉ, điện thoại, website ...) của 1000 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh giá 400.000đ ==> Xem chi tiết
Sáng 12/8, một thành viên của Tập đoàn Mường Thanh cho biết, vào ngày 2/8 vừa qua, Tập đoàn đã chính thức tiếp quản Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai từ Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, tại số 1 Phù Đổng, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Sau khi mua lại, trong thời gian tới tên Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai sẽ chuyển thành Mường Thanh Grand Gia Lai Hotel.
Hiện tại, khách sạn này tiêu chuẩn 4 sao, với 116 phòng, 80 cán bộ-nhân viên. Trong thời gian tới sẽ được sửa chữa, nâng cấp thành 150 phòng. Số phòng tăng thêm nằm ở các tầng 3, 11 và 12.
Bà Nguyễn Thị Vy-Trưởng phòng Kinh doanh khách sạn cho biết, dự kiến thời gian sửa chữa, nâng cấp khách sạn từ nay cho tới 4 tháng. Trong thời gian này, khách sạn vẫn hoạt động đón khách bình thường. Mường Thanh Grand Gia Lai Hotel là thành viên thứ 61 của Tập đoàn Mường Thanh trên cả nước.
Ông Trần Văn Tuyến-người dân ở TP. Pleiku chia sẻ trong luyến tiếc, từ lâu cái tên Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai trở nên quen thuộc, niềm tự hào đã ăn sâu vào ký ức của người dân Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Sắp tới cái tên trên chỉ còn là hoài niệm, nhiều người tiếc lắm chứ. Dù sao, việc chuyển giao cho Tập đoàn Mường Thanh, doanh nghiệp sở hữu chuỗi khách sạn hàng đầu Việt Nam xuất hiện tại Gia Lai cũng tốt cho ngành du lịch, dịch vụ lưu trú tỉnh nhà.
Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bán khách sạn cùng tên cho Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai, nhưng tên gọi cũ vẫn giữ nguyên.
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai nằm ở vị trí đắc địa của TP. Pleiku, hoạt động từ năm 2005, được bầu Đức và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xây dựng sau khi tiếp nhận lại Bến xe liên tỉnh trước đây.
Trong những năm gần đây Hoàng Anh Gia Lai được biết đến như thương hiệu một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam. Điều gì giúp HAGL từ cơ sở sản xuất nhỏ nhanh chóng trở thành tập đoàn hàng đầu với vốn điều lệ hiện nay đạt 2.700 tỷ đồng. Nhân dịp thực hiện chuyên đề đối ngoại của tỉnh Gia Lai, Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sự, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xoay quanh thành công này .
Trong những năm gần đây Hoàng Anh Gia Lai được biết đến là một tập đoàn kinh tế hàng đầu, tạo được những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Ông có thể khái quát đôi nét về quá trình phát triển của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai?
Nếu nhìn vào quy mô và vị thế của HAGL hiện nay, ít ai ngờ rằng khởi đầu của HAGL là từ một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế học sinh từ những năm 1990 do ông Đoàn Nguyên Đức (nay là Chủ tịch Tập đoàn) làm chủ.
Tuy nhiên, liên tục những năm sau đó HAGL phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu từ năm 1993, HAGL mạnh dạn đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai. Mặc dù quy mô đầu tư cho nhà máy ban đầu không lớn nhưng đã trở thành tiền đề quan trọng tạo nên bước ngoặt trong hoạt động đầu tư và phát triển của HAGL. Đến năm 2002 đến nay HAGL đã đầu tư hàng loạt dự án lớn trên khắp địa bàn cả nước, trên nhiều lĩnh vực như: cao su, thủy điện, khoáng sản đào tạo bóng đá, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản - lĩnh vực mà HAGL đang giữ vị trí số một tại Việt Nam.
Theo tôi, 2006 là năm cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của HAGL khi công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cổ phần hóa đã đưa HAGL bước sang trang mới, nhanh chóng phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh. Hiện tại, HAGL biết đến là Tập đoàn có quy mô vốn lớn, hoạt động đa ngành, sử dụng nhiều lao động, sở hữu nhiều công ty con, địa bàn đầu tư rộng khắp cả nước và vươn ra các nước như Lào, Campuchia và Thái Lan, nộp ngân sách nhà nước không dưới 1000 tỷ đồng/năm, thương hiệu mạnh, đội ngũ quản trị có trình độ cao, tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội hàng năm không dưới 20 tỷ đồng.
Chưa đầy 20 năm, HAGL đã khẳng định tầm vóc và vị thế của tập đoàn hàng đầu. Vậy, đâu là động lực làm nên thành công của HAGL, thưa ông?
Có thể nói, 3 yếu tố quan trọng tạo động lực cho sự thành công và bứt phá của HAGL trong thời gian qua:
Trước hết, đó là niềm tin của khách hàng, đây vừa là động lực quan trọng, vừa là chiến lược dài hạn mà chúng tôi đang thực hiện, tạo nên bước bứt phá của HAGL. Các sản phẩm và dịch vụ đưa HAGL ra thị trường được khách hàng tin tưởng.
Thứ hai, công ty đã xây dựng được nguồn nhân lực tốt. Nếu như năm 1993 chúng tôi mới có khoảng 100 công nhân, đến nay số lượng công nhân viên khoảng 10.000 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học khoảng 7%. Sự thành công của HAGL là kết quả của lòng đam mê, nỗ lực vươn lên không ngừng của ban lãnh đạo công ty trong vai trò là thủ lĩnh, nhờ đó HAGL luôn có hướng đi đột phá và thành công trong kinh doanh.
Thương hiệu cũng là động lực tạo nên thành công của chúng tôi. Thương hiệu HAGL được biết đến nhiều là nhờ bóng đá. Chúng tôi luôn chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiếp thị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; tạo nguồn vốn thông qua hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Đây là nhân tố quan trọng giúp HAGL hội nhập thành công. Kể từ năm 2007 HAGL tiếp tục củng cố thương hiệu thông qua hợp đồng quảng cáo thương hiệu HAGL Việt Nam trên sân vận động Emirates của Arsenal. Thương hiệu HAGL Việt Nam chính thức ra mắt trên sân vận động Emirates kèm theo logo của HAGL sẽ chạy hết chu vi của sân, đến với 100 quốc gia mua bản quyền truyền hình trực tiếp giải ngoại hạng Anh, trong đó có Việt Nam.
Trên nền tảng thành công nổi bật mà HAGL đã đạt được, mục tiêu và định hướng chiến lược của HAGL trong thời gian tới được đặt ra như thế nào, thưa ông?
HAGL đã xác định chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn trong thời gian tới. Lĩnh vực thứ nhất là trồng và chế biến các sản phẩm từ cao su. Hiện HAGL đã xây dựng phương án trồng 51.000 ha cao su, trong đó trồng 20.000 ha tại Lào, 20.000 ha tại Campuchia và 11.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên. Đây là mục tiêu chiến lược được công ty triển khai từ 2007 và sẽ hoàn thành vào 2012. Mục tiêu chiến lược thứ hai mà chúng tôi đặt ra là đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. Mục tiêu của công ty là xây dựng các nhà máy đạt quy mô công suất 400 MW, vốn đầu tư cho lĩnh vực này ước đạt khoảng 8.000 tỷ đồng. Năm 2010 HAGL sẽ có nguồn thu từ hoạt động này. Ngành chiến lược thứ 3 là khai thác khoáng sản, mục tiêu 20 triệu tấn quặng. Đây là 3 ngành sẽ tạo sự ổn định, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho HAGL hằng năm.
Ngành thứ tư là ngành bất động sản. Đây là ngành HAGL đang đứng vị trí số 1 và chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng duy trì ngôi vị này. Lĩnh vực bất động sản, chúng tôi xây dựng căn hộ và văn phòng cho thuê. Quy mô trong lĩnh vực bất động sản đạt 2.500.000 m2. Hiện công ty đã tạo ra quỹ đất nhằm đảm bảo năm nào cũng có thể bán ra thị trường.
Ngoài ra, những ngành phụ như ngành gỗ, mặc dù đây là ngành tạo ra lợi nhuận không lớn (khoảng 150 tỷ mỗi năm) trong lợi nhuận của Tập đoàn nhưng cũng sẽ được Tập đoàn tiếp tục đầu tư phát triển vì đây là ngành có tính truyền thống của Tập đoàn. Ngành gỗ và ngành đá cũng đóng vai trò, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các dự án bất động sản của Tập đoàn.
Với quy mô như hiện nay, vai trò của HAGL ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã hội của Gia Lai. Ông đánh giá như thế nào về vai trò này?
Theo tôi, nếu để xã hội đánh giá thì khách quan hơn. Tuy vậy, HAGL có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh hiện nay bởi chúng tôi đã đóng góp đáng kể vào giá trị đầu tư toàn xã hội, giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong thời gian tới, khi các dự án đầu tư cao su, thủy điện và khoáng sản hoàn thành và đi vào hoạt động giá trị sản phẩm công nghiệp mà chúng tôi đóng góp sẽ tăng lên gấp nhiều lần hiện nay và giải quyết việc làm cho nhiều lao động chứ không dừng lại ở con số khoảng 10.000 lao động như hiện nay.
Hiện nay, hàng năm Tập đoàn HAGL đang đóng vào ngân sách nhà nước khoảng 1000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng trong thời gian tới. Riêng tại tỉnh Gia Lai, chúng tôi đang phấn đấu hàng năm sẽ đóng góp vào ngân sách của tỉnh tối thiểu 150 tỷ đồng và đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện trên địa bàn.
Trong vai trò là doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh, kế hoạch đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới được Tập đoàn HAGL đặt ra như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi đã cam kết và đăng ký với UBND Tỉnh Gia Lai về kế hoạch đầu tư của mình trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2010 sẽ đầu tư vào các dự án trên địa bàn với vốn đầu tư tối thiểu là 5.000 tỷ đồng. Các dự án đã và sẽ đầu tư dự kiến khoảng 3.866 tỷ đồng. Vốn đã đầu tư thực hiện từ khi thành lập tập đoàn đến nay ước đạt 1.500 tỷ đồng. Điều này minh chứng một điều rằng, mặc dù HAGL là một tập đoàn hoạt động trên cả nước và vươn ra một số nước Đông Nam Á nhưng chúng tôi vẫn quá yêu Gia Lai và chú trọng đầu tư tại địa phương, nơi chúng tôi xây dựng trụ sở chính, là trung tâm điều hành của cả tập đoàn.
Tập đoàn Mường Thanh đã sở hữu Hoàng Anh Gia Lai Pleiku - khách sạn cuối cùng được Bầu Đức bán năm ngoái.
Một đại diện của Tập đoàn Mường Thanh (Mường Thanh Hospitality), cho biết doanh nghiệp này đang trong quá trình tiếp quản Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số 1 Phù Đổng, TP Pleiku. Các thông tin cụ thể hơn sẽ được Mường Thanh công bố trong thời gian sắp tới.
Đây từng là khách sạn do Công ty Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức sở hữu. Khách sạn nằm ở trung tâm TP Pleiku, đi vào hoạt động từ cuối năm 2005 với 117 phòng ngủ, gồm 3 loại Suite, Deluxe và Superior.
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku. Ảnh: Trần Hóa
Tháng 10 năm ngoái, Hoàng Anh Gia Lai thông tin về việc chuyển nhượng khách sạn ở Pleiku để trả nợ trái phiếu. Tại báo cáo tài chính quý III/2023, công ty này ghi nhận doanh thu 180 tỷ đồng từ việc bán khách sạn.
Khi đó, bên mua là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai. Doanh nghiệp này do 2 cổ đông sáng lập là ông Đỗ Xuân Đức (nắm 49% vốn) và bà Nguyễn Thị Huyền (nắm 51% vốn).
Năm 2019, Mường Thanh cũng đã mua lại khách sạn của Hoàng Anh Gia Lai tại TP Đà Nẵng. Khách sạn này cao 23 tầng với hơn 200 phòng. Sau đó, khách sạn được đổi tên thành Mường Thanh Luxury Sông Hàn.
Hiện nay, Mường Thanh đang kinh doanh hàng chục khách sạn tại loạt tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM...