Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!
Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!
Khoảng gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, bên cạnh việc chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc cuối năm thì thời tiết Tết cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người dân ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bởi trong 10 năm gần đây, thời tiết Tết ở khu vực này thường có nắng ấm, thậm chí là nóng.
Thời tiết Tết các năm Thìn ở Hà Nội đều rét tê tái
Trong 60 năm qua, miền Bắc đã trải qua 5 Tết con Rồng trong thời tiết giá rét. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất Tết Giáp Thìn năm 1964 là 11,4 độ; Tết Bính Thìn năm 1976 là 11,2 độ; Tết Mậu Thìn năm 1988 là 7,1 độ (đây là mức nhiệt thấp nhất vào tháng 2 kể từ năm 1977 tính tới thời điểm đó); Tết Canh Thìn năm 2000 là 11,5 độ; Tết Nhâm Thìn 2012 gần đây nhất là 9 độ.
Thời gian rét trong các Tết năm Thìn còn có 1 đặc điểm chung nữa đó là đều rét từ 29 Tết đến mùng 5 Tết. Thậm chí năm 1988 và năm 2012 còn xuất hiện rét đậm, rét hại liên tục.
Các nhà khoa học không đánh giá đây là quy luật khí hậu, nhưng sự trùng hợp 1 cách kỳ lạ trong 60 năm qua cũng khiến nhiều người dự đoán là Tết năm nay cũng sẽ không tránh được thời tiết giá rét.
Dự báo Tết Giáp Thìn 2024: Miền Bắc lạnh vừa phải
GS.TS. Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng Thủy Văn và Hải Dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong giai đoạn Tết, thời tiết miền Bắc không quá rét, nhưng cũng không ấm nóng như một số năm bất thường gần đây. Nhiệt độ dao động quanh mức 20 -22 độ. Đêm và sáng có thể có mưa nhỏ, mưa phùn, còn ban ngày ít khả năng xảy ra mưa.
Ông cho biết thêm, ngày 20-21/1 miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh rất mạnh gây rét đậm, rét hại nhiều nơi. Đây có thể là đợt mạnh nhất trong mùa đông năm nay. Sau đợt này, không khí lạnh yếu dần, nhưng miền Bắc vẫn rét cho đến khoảng gần Tết.
Còn theo các chuyên gia dự báo khí hậu của Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết Weatherplus, tuần từ 5-12/2 tức là từ 26 đến mùng 3 Tết, miền Bắc sẽ chuyển rét vào sáng sớm và đêm, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng phổ biến từ 17-20 độ, các tỉnh vùng núi từ 14-17 độ, vùng núi cao dưới 14 độ. Trưa chiều hửng nắng ấm, đêm và sáng sớm có khoảng 1-3 ngày trời mưa do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch đông.
Nói chung, mỗi một quốc gia đều đón tết nhưng phong tục đón Tết của mỗi nơi sẽ khác nhau. Ở Hàn Quốc, họ cũng đón tết như bao nước khác. Tuy nhiên, phải tìm hiểu ta mới thấy được nét độc đáo trong phong tục của họ. Cụ thể:
Giao thừa là khoảnh khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Vào thời điểm này người Hàn Quốc sẽ không ngủ, họ sẽ cùng nhau đón trọn đêm giao thừa bên người thân. Điều đặc biệt, là họ sẽ thức luôn đến sáng. Theo quan niệm của Hàn Quốc, nếu ngủ trong đêm giao thừa, lông mày sẽ bị bạc trắng. Vì vậy, mới có tục lệ thức trắng trong đêm giao thừa.
Ngoài ra, vào đêm giao thừa họ sẽ thường đốt những thanh tre ngay trong nhà. Hành động này để xua đuổi tà ma, đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới nhiều may mắn.
Mặt khác, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy người Hàn Quốc thường cất giấu giày của mình vào đêm giao thừa. Họ quan niệm rằng, vào đêm giao thừa, sẽ xuất hiện nhiều hồn ma lang thang và sẽ tới trần gian để đánh cắp đôi giày. Như vậy, cất giấu giày sẽ khiến cho chủ nhân tránh gặp những rắc rối và điều không may vào năm tới.
Một trong những nét độc đáo vào dịp Tết của người Hàn đó là tặng quà. Hàng năm, khoảng trước một tuần, người Hàn sẽ có tục lệ sắm sửa cho ngày Tết Nguyên Đán. Đồng thời, họ sẽ lựa những món đồ để dành tặng cho người thân, bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Ở Hàn Quốc, vào ngày Tết trên mâm cỗ của họ thường bày biện rất thịnh soạn với nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, vào những dịp như này bạn có rất nhiều món đặc trưng và không thể thiếu như:
Ngoài ra, còn có rất nhiều các món ăn khác tùy vào từng địa phương cũng như cách sáng tạo của người làm ra món ăn.
Tìm hiểu về tết Nguyên Đán ở Hàn, ngoài việc biết được Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu bạn sẽ được hiểu hơn về các hoạt động đặc biệt diễn ra trong ngày này. Từ việc nghi lễ đến các hoạt động trò chơi dân gian. Cụ thể:
Thông thường, vào ngày Tết Hàn Quốc bạn sẽ thấy phong tục của họ rất long trọng và nhiều thủ tục bài bản, đặc biệt là các lễ nghi vào ngày Tết như:
Việc nghi lễ tổ tiên sẽ được diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới. Người Hàn Quốc có tục lệ làm các món ăn truyền thống, sau đó dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khi mọi thứ được chuẩn bị xong xuôi, sẽ tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên. Đây là hành động bày tỏ lòng tôn kính của mình với cội nguồn tổ tiên. Đồng thời cũng là để cầu cho một năm mới bình an và may mắn.
+ Nghi lễ cúi lạy trước bố mẹ, ông bà:
Bên cạnh nghi lễ tổ tiên, vào ngày Tết người Hàn sẽ có phong tục cúi lạy trước bố mẹ, ông bà hay những người cao tuổi. Khi cúi lạy cần mở rộng cánh tay quỳ xuống sàn nhà và cúi đầu xuống.
Trong ngày Tết, mỗi nhà sẽ treo các Xẻng Lộc trước cổng nhà. Xẻng Lộc này thường được làm bằng rơm và bày bán vào ngày mùng 1. Ở Hàn, họ quan niệm rằng việc treo Xẻng Lộc càng sớm bạn sẽ nhận được càng nhiều tài lộc.
Đây là một trong những nét truyền thống nổi bật và được người dân lưu truyền qua các thế hệ. Thông qua các trò chơi, mọi người sẽ có nhiều cơ hội gần cạnh nhau hơn.
Các trò chơi phổ biến vào ngày Tết có thể kể đến như: đá cầu, chơi Yutnori….Hầu hết, trò Yutnori là trò được sử dụng nhiều vì đây là trò mà tất cả thành viên trong nhà đều có thể tham gia. Nếu bạn hay xem các chương trình giải trí của Hàn bạn sẽ thấy trò chơi này xuất hiện nhiều.
Ngoài các trò chơi truyền thống, vào ngày Tết Hàn Quốc, bạn có thể tham quan nhiều địa điểm khác hay đi du xuân vào đầu năm như: Tham quan làng dân tộc ở Yongin, khám phá đảo Jeju, công viên Wolmido…
Qua bài viết trên, nếu có ai hỏi bạn Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu, Thanh Giang tin rằng bạn sẽ trả lời được một cách chi tiết và đầy tự tin. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu để đi du học tại Hàn, bạn nhất định phải tìm hiểu sâu về đất nước của họ trong đó có ngày tết. Đây là cách giúp bạn sớm hòa nhập vào cuộc sống cũng như không thấy bị bỡ ngỡ khi ở đây.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch tại Cần Thơ càng rộn ràng với không gian Tết xưa được chăm chút để du khách chụp ảnh check-in, tìm hiểu văn hóa Tết đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Không gian tết xưa thu hút du khách tham quan và chụp ảnh tại Căn nhà màu tím. Ảnh: Kiều Mai
Căn nhà màu tím (99 đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng) đang là điểm đến thu hút nhiều khách trong những ngày cận Tết. Nơi đây có không gian đầy hoài niệm về Nam Bộ xưa. Ðó là nhà tranh đơn sơ nép mình bên bờ ao, sàn nước, cầu khỉ, vó sông; phía trước là những ụ rơm, nồi bánh tét, hoa mai rực sắc… Bên trong có tủ thờ, chái bếp với các vật dụng đậm chất “ngày xưa”. Bà Huỳnh Thị Hồng Sen, chủ Căn nhà màu tím, cho biết: “Với chủ đề Tết hướng về nguồn cội, chúng tôi trang trí các tiểu cảnh đậm chất văn hóa Việt, đi tìm từng giấy dán, vật dụng của những thập niên trước để tái hiện không gian ký ức Tết xưa của người Việt. Trong đó, điểm nhấn lần này là trang trí bánh tét với những sợi dây tím với mong muốn quảng bá đòn bánh tét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ”.
Ðể chuẩn bị chu đáo đón du khách dịp Tết, Căn nhà màu tím được chăm chút tỉ mỉ từ vật dụng cho đến không gian. Bà Dương Thị Mỹ Toàn, du khách đến từ Bến Tre, nói: “Tranh thủ những ngày cận Tết, tôi và nhóm bạn đến đây tham quan. Khung cảnh ở đây rất là đẹp, ngập tràn sắc tím và hương vị Tết. Chúng tôi đã có những bức ảnh thật tuyệt vời”. Hiện nay, lượng khách đến Căn nhà màu tím bình quân vài trăm khách mỗi ngày, đông nhất là cuối tuần từ 1.000-2.000 khách. Dạo một vòng quanh nơi đây dễ bắt gặp nhiều nhóm du khách thướt tha trong áo dài, áo bà ba tím mang guốc mộc chụp hình rất duyên dáng. Không chỉ giới trẻ mà còn nhiều nhóm bạn tuổi trung niên, gia đình 3-4 thế hệ cùng nhau cũng lựa chọn nơi đây làm điểm tụ họp, chụp ảnh. Bà Huỳnh Thị Út, đến từ Chợ Lách, Bến Tre, nói: “Tôi với nhóm bạn qua đây từ sớm. Ở đây góc nào cũng đẹp, sắc tím phủ khắp xung quanh, khiến nhóm chúng tôi rất thích vì đều rất yêu màu tím. Chúng tôi chuẩn bị sẵn áo dài, nón lá đều đồng bộ để chụp những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm cùng nhau”.
Vào những ngày này, du khách đến cồn Sơn cũng có thể trải nghiệm không gian Tết xưa với hành trình Ký ức Tết xưa. Ðây là chương trình tái hiện là những hoạt động thường có mỗi khi Tết đến xuân về ở làng quê miền Tây Nam Bộ. Ðiểm đặc biệt là du khách có thể cùng người dân tại đây tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết, như: sên mứt, gói bánh tét, tát đìa ăn Tết… Chị Bùi Thúy Liễu, chủ vườn bưởi Phương My (cồn Sơn), cho biết: “Ở đây, nhà có gì thì phục vụ du khách thức nấy, nhà có dừa thì làm mứt dừa, nhà có chuối thì làm kẹo chuối, còn nhà tôi có bưởi thì sẽ để du khách trải nghiệm làm mứt bưởi”. Trải nghiệm tại đây mang đến cho du khách cảm giác như về nhà nơi quê xưa, vì được chính tay đi chọc dừa, hái trái… tham gia từng công đoạn cho đến khi thành phẩm mứt Tết; hay gói bánh tét, canh nồi bánh quây quần trò chuyện, chia sẻ những buồn vui trong năm qua.
Không gian Tết xưa đang được các điểm du lịch tại Cần Thơ chú trọng đầu tư và xem đó như là hoạt động điểm nhấn để thu hút du khách. Ví như tại khu làng nghề trong Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Ðiền), du khách có thể trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa, mứt Tết. Chị Ðoàn Thị Ngọc Hằng, có hơn 20 năm làm mứt cho biết: “Ở đây, tôi có mứt dừa, mứt chôm chôm… đều làm thủ công. Tôi vẫn giữ cách làm xưa của ông bà mình và bắt nhịp xu hướng sản phẩm tốt cho sức khỏe, nên mứt ở đây đều sên đường phèn, ít ngọt. Khách đến đây sẽ thấy chúng tôi làm sản phẩm mới mỗi ngày, có thể cùng làm và đem sản phẩm đó về”. Chị Trần Thị Hồng Anh, du khách từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Tôi có trải nghiệm mứt ở đây và thấy thích hoạt động này. Những trải nghiệm như này nên duy trì ở các điểm du lịch vì du khách có thể tìm hiểu về làng nghề, phong tục của địa phương”.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho không gian Tết đúng chất Nam Bộ, ông Trịnh Văn Luân, đồng sáng lập Vó sông Farm (45F Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng), cho biết: “Năm nay khu trồng hoa chúng tôi có mở rộng với nhiều loại hoa như: hồng ri, tam giác mạch, sao nhái, hoa cải… bên cạnh các vườn rau xanh đậm chất miền quê. Farm có định hướng phát triển là tái hiện ký ức miền quê đậm chất Tây Nam Bộ, nên khi đến đây du khách sẽ bắt gặp vó sông, bờ ao, vườn cây, vườn hoa như ở làng quê quen thuộc”. Ngoài rau, hoa, Vó sông Farm còn trồng lúa, bắp, dàn bầu, dưa… đậm chất vườn quê đón Tết.
Có thể thấy các điểm đến ở Cần Thơ đang rất chú trọng đầu tư không gian Tết xưa. Không dừng lại ở tạo tiểu cảnh để du khách chụp ảnh, check-in; mà qua đó các điểm du lịch còn lồng ghép trải nghiệm, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa trong phong tục tập quán đón Tết truyền thống.