Chuyên ngành Marketing Thương mại (Mã ngành: TM04) tại Trường Đại học Thương mại (TMU) là ngành học tập về quản lí và tổ chức các hoạt động marketing, nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm của một tổ chức với hiệu quả cao. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về nghiên cứu marketing, hành vi khách hàng, quản trị chiến lược và công nghệ marketing thương mại, PR, và thực hành marketing kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại khác nhau. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tạo điều kiện đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từ doanh nhân, chuyên gia hàng đầu, các cựu sinh viên thành đạt nhằm rèn luyện kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh canh của bản thân. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên biết thực hiện các kỹ năng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại bao gồm: Phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.
Chuyên ngành Marketing Thương mại (Mã ngành: TM04) tại Trường Đại học Thương mại (TMU) là ngành học tập về quản lí và tổ chức các hoạt động marketing, nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm của một tổ chức với hiệu quả cao. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về nghiên cứu marketing, hành vi khách hàng, quản trị chiến lược và công nghệ marketing thương mại, PR, và thực hành marketing kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại khác nhau. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tạo điều kiện đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từ doanh nhân, chuyên gia hàng đầu, các cựu sinh viên thành đạt nhằm rèn luyện kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh canh của bản thân. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên biết thực hiện các kỹ năng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại bao gồm: Phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.
Sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại các doanh nghiệp thương mại, trong ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu. Cụ thể tại các vị trí như:
– Bộ phận kinh doanh, marketing, thương hiệu, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hành và dịch vụ khách hàng.
– Bộ phận nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, marketing, quản trị hệ thống kênh và mạng phân phối, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng, truyền thông thương mại.
– Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistic của doanh nghiệp.
– Bộ phận trong các trường đại học, viện nghiên cứu làm công tác đào tạo và giảng dạy kiến thức liên quan đến ngành marketing.
Hy vọng rằng bài viết về chuyên ngành Marketing (Marketing thương mại) trường Đại học Thương mại (TMU) sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn trường, chọn ngành.
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Qũy học bổng cho sinh viên trúng tuyển năm 2023 lên đến 7 tỷ đồng.
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/03/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 16/09/2024
Marketing thương mại là ngành học vô cùng hot và cần nhiều nhân lực trên thị trường lao động. Nắm bắt được xu hướng đó, Đại học Thương mại (TMU) đã mở thêm ngành đào tạo về Marketing, hứa hẹn đem đến chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tính chất: trao đổi, mua bán, cung cấp các dịch vụ ( dịch vụ được coi là đối tượng chính )
Nguồn: https://luattoanquoc.com/phan-biet-thuong-mai-dich-vu-va-dich-vu-thuong-mai/
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Theo số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 55,2 tỷ USD, giảm 0,9%; nhập khẩu từ thị trường này đạt 130,2 tỷ USD, tăng 29,7%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhập siêu từ Trung Quốc 75 tỷ USD, tăng 67,7%.
Tính chung trong 11 tháng qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD. Với con số này, bình quân kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD/tháng.
Nếu duy trì được kết quả trên, kết thúc năm, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc có thể đạt 200 tỷ USD – là con số kỷ lục từ trước đến nay, tương đương với gần 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đây được đánh giá là mục tiêu khả quan, vì tháng cuối năm, nhu cầu xuất nhập khẩu thường sẽ tăng lên để phục vụ hàng hoá cho dịp Lễ, Tết cuối năm.
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 5,6% và chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 110,6 tỷ USD, giảm 6,6% và chiếm 33,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo có trị giá lớn, như điện thoại, máy tính, linh kiện, xơ sợi và giày dép.., Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam và đang có mức tăng trưởng cao. Các hàng xuất khẩu thế mạnh như rau quả, thủy sản, cao su, hạt tiêu, sắn…
Trong 11 tháng qua, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11%). Các mặt hàng tăng trưởng mạnh như rau quả xấp xỉ 4,1 tỷ USD, tăng 28,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD tăng 22,3%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD tăng 23,2%...
Đến nay, Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây. Trong đó, một số sản phẩm như sầu riêng, thanh long... của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.
Thương mại song phương 2 nước còn nhiều dư địa tăng trưởng, dựa trên nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định thương mại đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện toàn diện khu vực (RCEP). Tới đây, khi ACFTA được nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư, thương mại. Hiện, đàm phán nâng cấp Hiệp định này đã trải qua 8 phiên.
Nâng cấp FTA góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa và đầu tư, Hiệp định ACFTA nâng cấp dự kiến bao gồm các lĩnh vực mới như kết nối chuỗi cung ứng, kinh tế xanh, kinh tế số...