Tổng số người đã liên hệ hotline: 18
Tổng số người đã liên hệ hotline: 18
Trụ sở Công an xã Hải Bối được đặt tại địa chỉ: xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Công an xã Hải Bối làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
Ngoài ra, Cơ quan Công an ở đây luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Bạn muốn liên hệ làm việc với Công an xã Hải Bối hoặc muốn hỗ trợ thủ tục pháp lý tại đây, vui lòng liên hệ HOTLINE 19006706 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ.
Công an xã Hải Bối là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh với chức năng, nhiệm vụ như sau:
Trên thực tế, nhu cầu giải quyết các vấn đề vướng mắc tại Công an xã Kim Chung luôn rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ và tự mình thực hiện thủ tục pháp lý tại đây. Hãy để Luật Quang Huy giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Các dịch vụ Luật sư hỗ trợ tại cơ quan này cụ thể như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Công an xã Kim Chung – huyện Đông Anh mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006706 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 14
Hải Bối là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cơ quan Công an xã là Cơ quan có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Vậy khi cần hỗ trợ từ Công an xã Hải Bối thì phải làm sao? Có thể yêu cầu cơ quan Công an xã Hải Bối hỗ trợ những vấn đề nào?
Để có thông tin đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ của người dân trong việc giải quyết những vấn đề vướng mắc, Luật Quang Huy cung cấp đến bạn thông tin về Công an xã Hải Bối cũng như các dịch vụ Luật sư hỗ trợ trong bài viết dưới đây.
Trụ sở Công an xã Kim Chung được đặt tại địa chỉ: xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Công an xã Kim Chung làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
Ngoài ra, Cơ quan Công an ở đây luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Bạn muốn liên hệ làm việc với Công an xã Kim Chung hoặc muốn hỗ trợ thủ tục pháp lý tại đây, vui lòng liên hệ HOTLINE 19006706 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ.
Công an xã Kim Chung là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh với chức năng, nhiệm vụ như sau:
Trên thực tế, nhu cầu giải quyết các vấn đề vướng mắc tại Công an xã Hải Bối luôn rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ và tự mình thực hiện thủ tục pháp lý tại đây. Hãy để Luật Quang Huy giúp bạn tháo gỡ vướng mắc này. Các dịch vụ Luật sư hỗ trợ tại cơ quan này cụ thể như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Công an xã Hải Bối – huyện Đông Anh mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006706 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể.
Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Các thiết chế hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đã được cải thiện. Đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.
Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách xã hội đã đi vào đời sống, đóng vai trò hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng yếu thế.
Từ những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất và thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, phương án phân bổ, lồng ghép các nguồn lực; cơ chế kiểm tra, giám sát… với yêu cầu không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhưng không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong giai đoạn tới, địa phương, nhất là cấp cơ sở, được phân cấp, trao quyền chủ động nhiều hơn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Các nguồn vốn thực hiện được lồng ghép thông qua việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu trên cùng địa bàn; khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, dàn trải, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng quy chế đặc thù với quy trình đơn giản, thủ tục rút gọn.
Trao đổi về tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, cả nước có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (hiện nay là 69,4%); 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (hiện nay là 34,1%); 60% thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước có từ 17-19 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (hiện có 5 tỉnh)…
Dự kiến ngân sách bố trí cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 196.332 tỷ đồng.
Về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chương trình đặt mục tiêu hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1-1,5%, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%, hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%; trong cả giai đoạn sẽ có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Đến nay, các tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động rà soát các dự án, tiểu dự án, điều chỉnh, phân bổ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương… để kịp thời triển khai trong thời gian sớm nhất.
Liên quan đến kiến nghị của các địa phương về việc tách các đối tượng không có khả năng thoát nghèo ra khỏi diện nghèo, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương chủ động lập danh sách những đối tượng này để chuyển sang chế độ bảo trợ xã hội.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn các địa phương, trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chiều 23/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá 03 năm kết quả vận động, sử dụng Quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội (2017 - 2019) và triển khai kế hoạch thăm, tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị. Nguồn ảnh: Báo Hà Nội mới
Hàng triệu người nghèo được hỗ trợ khám, chữa bệnh và phát triển sản xuất
Báo cáo về công tác vận động nguồn lực ủng hộ người nghèo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: Trong 03 năm triển khai chương trình hỗ trợ người nghèo, đông đảo các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã ủng hộ qua Quỹ Vì người nghèo 4 cấp và chương trình an sinh xã hội với số tiền trên 13.908 tỷ đồng, trong đó, ủng hộ qua Quỹ Vì người nghèo Trung ương trên 126,5 tỷ đồng (bao gồm cả ủng hộ người nghèo bằng nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 trên 10 tỷ đồng), qua Quỹ Vì người nghèo địa phương trên 3.587 tỷ đồng.
Từ nguồn hỗ trợ trên, trong 03 năm (2017 - 2019), Ban vận động Quỹ Vì người nghèo Trung ương đã thực hiện chương trình an sinh xã hội với số tiền trên 2.000 tỷ đồng. Tại các địa phương, từ nguồn lực vận động được cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và trợ giúp của cộng đồng, các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ người nghèo xây dựng, sửa chữa 110.270 căn nhà và hàng nghìn công trình dân sinh; hàng triệu bệnh nhân nghèo được khám chữa bệnh; hàng nghìn hộ nghèo được giúp vốn phát triển sản xuất...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, thời gian tới, Ban vận động Quỹ Vì người nghèo Trung ương sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình truyền hình, phát thanh "Cả nước chung tay vì người nghèo" hằng năm vào dịp 17/10 để phát động trên toàn quốc Tháng cao điểm vì người nghèo 17/10 - 18/11. Bên cạnh đó, các địa phương sẽ tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nguồn lực giúp đỡ người nghèo phù hợp với tình hình thực tế.
Vận động nguồn lực, đảm bảo mọi người nghèo đều đón Tết đầm ấm
Tại Hội nghị, đại biểu tại 63 điểm cầu cùng thảo luận, chia sẻ về kết quả trong vận động, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội trong 03 năm qua, đặc biệt là việc chăm lo cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 để mỗi hộ nghèo đều được vui xuân đón Tết.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Nguồn ảnh: TTXVN
Đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương tới địa phương trong công tác chăm lo cho người nghèo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, thời gian qua, Mặt trận các cấp đã nỗ lực hết mình trong việc vận động, kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế và kiều bào ta ở nước ngoài cùng chung tay chăm lo cho người nghèo.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu, Mặt trận các cấp cần chủ động tham mưu để cấp uỷ, chính quyền vào cuộc vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội; đồng thời, tăng cường sự phối hợp thống nhất cùng các tổ chức thành viên trong việc phân công trách nhiệm chăm lo cho người nghèo.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp phải nắm chắc số lượng, tình hình người nghèo trên địa bàn, thực hiện nghiêm việc quản lý, sử dụng quỹ theo đúng quy định của Nhà nước; phân bổ, ủng hộ đúng đối tượng, đảm bảo công bằng, khách quan.
Đối với việc triển khai Kế hoạch thăm, tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị Mặt trận các cấp chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức thành viên vận động thêm nguồn lực thăm hỏi người nghèo để mọi người, mọi nhà đều có Tết đầm ấm. Đặc biệt, cần quan tâm tới các gia đình chính sách, gia đình nghèo bị thiên tai, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các hộ nghèo là công nhân lao động làm việc ở khu vực khó khăn…/.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ NN&PTNT, vấn đề lao động trong ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: nông nghiệp chỉ chiếm 16% trong cơ cấu GDP, nhưng lao động chiếm trên 42%. Đặc biệt, người dân ở nông thôn chiếm đến 70% dân số. Cơ cấu lao động là vấn đề lớn hiện nay…
Năng suất lao động nhóm ngành nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), giá trị năng suất lao động tổng hợp của Việt Nam có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh qua các năm. Năng suất lao động bình quân tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động/năm năm 2017. Trong giai đoạn 2012-2017, năng suất lao động bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%.
Trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế vẫn duy trì năng suất lao động ở mức cao là ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản; cung cấp nước. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất lao động chưa cao. Còn ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.
Có thể thấy, Việt Nam có gần 16 triệu hộ nông thôn. Dù được coi là “cường quốc” xuất khẩu nông sản, nhưng năng suất lao động nông nghiệp đang rất thấp. Cụ thể, với ngành trồng trọt chỉ đạt 204.000 đồng/ngày công, chăn nuôi 228.000 đồng và thủy sản 275.000 đồng/ngày công. Theo báo cáo về “Triển vọng phát triển châu Á năm 2017” của ADB, sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia, chưa bằng một nửa so với Thái Lan, Philippines.
Thiếu lao động có trình độ cao đáp ứng nông nghiệp thời kỳ 4.0
Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2017-2020, mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt từ 3,5%/năm và thu nhập cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so năm 2015. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản bởi chất lượng lao động trong ngành nông nghiệp hiện rất thấp.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát thực tế, gắn với mô hình sản xuất.
Đến nay cả nước có 35 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt; có 40 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận còn hiệu lực.
Dự báo, đến năm 2020, lĩnh vực nông nghiệp sẽ thiếu 3,2 triệu lao động đã qua đào tạo. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ 4.0.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay và với 70% dân số vẫn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn là yêu cầu cấp thiết.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Phải bám sát thực tiễn
Theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề từ năm 2010-2016. Kết quả này đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% trong năm 2009 lên 53% vào năm 2016. Trong giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đưa vào thành phần trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với mục tiêu là đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn. Sau đào tạo, ít nhất 80% học viên sẽ có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất và thu nhập cao hơn.
Trong 6 năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được 2 Bộ LĐ-TB&XH và NN&PTNT quan tâm, trong đó, Bộ NN&PTNT lo đào tạo nghề nông nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đào tạo nghề phi nông nghiệp. Chất lượng đào tạo được đánh giá khá tốt nhưng vẫn còn những bất cập ở cả hai yếu tố gồm cơ cấu nghề và số lượng người học chưa sát với nhu cầu thực tế của địa phương dẫn tới tình trạng nơi thiếu thì vẫn thiếu trong khi nơi thừa thì vẫn thừa.
Do vậy, Chủ trương của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 là không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập sau học nghề. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với thực tiễn, gắn với các mô hình sản xuất./.
*** Theo kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 mà Bộ NN&PTNT mới đây phê duyệt, tổng số chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 là 287.175 người. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Trong đó, đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 03 tháng là 207.175 người, cụ thể: các địa phương đào tạo 200.675 người, các cơ quan Trung ương đào tạo 6.500 người, đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng là 80.000 người do các trường có chức năng đào tạo nghề nông nghiệp tuyển sinh.
Tập trung đào tạo cho lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thành viên hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng; lao động thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và lao động ở các vùng khó khăn...