Tuyển Dụng Công Chức Ngành Công Nghệ Thực Phẩm 2024

Tuyển Dụng Công Chức Ngành Công Nghệ Thực Phẩm 2024

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Gợi ý cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm chuẩn

Bạn đã đọc, đã tham khảo qua rất nhiều mẫu CV khác nhau, ngỡ rằng đã nắm lòng trong tay cách viết CV. Thế nhưng khi đi vào chi tiết mới phát hiện ra rằng với mỗi một loại CV khác nhau, ngành nghề khác nhau thì nó lại có một cách viết khác nhau.

Có không ít bạn gặp khó khăn trong quá trình viết CV ngành công nghệ thực phẩm, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc CV của bạn gửi đi nhưng không có hồi âm, hoặc là bị từ chối thẳng thắn. Có thể nó xuất phát từ chính những sai sót trong việc viết và trình bày nội dung CV công nghệ thực phẩm. Để hiểu chi tiết hơn về cách viết thì bạn hãy theo dõi trong nội dung phần viết bên dưới đây nhé.

Đối với một CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung từ phần thông tin cá nhân, trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu, kỹ năng cho đến sở thích và người tham chiếu. Tuy nhiên trong số các nội dung này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến một vài phần mà bạn cần phải lưu ý khi viết như sau:

- Phần thông tin cá nhân trong CV ngành công nghệ thực phẩm:

Các thông tin cá nhân cần xuất hiện trong CV của anh/chị sẽ bao gồm như sau: Ảnh đại diện CV, họ tên, năm sinh, số điện thoại, giới tính, địa chỉ và email.

Hãy đảm bảo bạn đã cung cấp một địa chỉ email mình thường xuyên sử dụng và không sử dụng địa chỉ email chứa nickname, tên đặc biệt, biệt danh. Bởi chi tiết nhỏ này sẽ khiến cho cả CV của bạn bị hạ điểm đó. Hãy sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp đúng tên của bạn hoặc kèm ngày tháng năm sinh của bạn.

Trong thông tin cá nhân, bạn không nên đưa link facebook cá nhân của mình vào, nó vừa không cần thiết vừa thiếu chuyên nghiệp vừa dài dòng không cần thiết. Còn về ảnh đại diện thì nên lựa chọn những ảnh có độ nét cao, nghiêm túc, tránh ảnh Selfie cá nhân.

- Ở mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ thực phẩm:

Trong mục tiêu của mình tốt nhất bạn nên gạt bỏ những từ ngữ, câu văn mang tính chất chung chung như “tôi rất muốn cống hiến toàn bộ năng lực của mình vào nhiệm vụ được giao”, “tôi muốn được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa khi làm việc ở công ty”,… tất cả những câu chung chung, sáo rỗng này sẽ vô tác dụng, thậm chí còn khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó. Vì thế mà đừng ghi những mục tiêu như vậy, hãy thay những câu nói chung chung đó bằng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn nhé.

+ Mục tiêu ngắn hạn: Được phát triển, học hỏi và bổ sung kỹ năng trong ngành công nghệ thực phẩm.

+ Mục tiêu dài hạn: Được phát triển bản thân nhiều hơn trong ngành công nghệ thực phẩm. Với cố gắng và nỗ lực của bản thân để trở thành một kỹ thuật viên công nghệ thực phẩm có trình độ, chuyên môn cao để nâng cao chất lượng thực phẩm của công ty nói riêng, cả nước nói chung.

- Về quá trình học tập, học vấn trong CV:

Hãy tóm tắt quá trình học vấn của bạn một cách ngắn gọn nhất và cô đọng các thông tin trong CV ngành công nghệ thực phẩm của mình. Tuy nhiên cũng chỉ bao gồm các thông tin như: Thời gian, chuyên ngành học, trường học thôi nhé.

Đối với quá trình học tập của mình có rất nhiều ứng viên đã đề cập đến thời gian học cấp 2, cấp 3 và cả thời gian học tập bên ngoài. Với nhà tuyển dụng thì đây là thông tin không cần thiết với họ. Thay vì mất thời gian để trình bày chúng thì bạn có thể đưa ra các thông tin giải thưởng, chứng chỉ có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.

Riêng ngành công nghệ thực phẩm là một ngành tương đối khó, công việc mang đặc thù tính chuyên ngành cao. Chính vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các ứng viên học các chuyên ngành về công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học,…hơn đó. Tuy nhiên nếu như bạn không học đúng chuyên ngành này thì cũng không cần quá lo lắng bởi bạn vẫn có cơ hội được thử sức trong lĩnh vực này nếu như bạn thật sự có đam mê.

- Nội dung phần kinh nghiệm làm việc trong CV:

Tốt nhất trước khi đặt bút viết bạn nên hệ thống lại toàn bộ thông tin và sắp xếp lại toàn bộ kinh nghiệm của mình trước khi viết để tránh bị nhầm lẫn. Bạn nên liệt kê toàn bộ kinh nghiệm theo thứ tự thời gian từ gần đến xa hoặc tư xa về gần.

Một lưu ý nữa đó là đưa ra kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển thôi nhé. Còn với những ai không có kinh nghiệm thì bạn có thể khéo léo lồng ghép thời gian thực tập vào trong CV.

- Vị trí: Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm rau củ

+ Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm rau củ sạch theo xu hướng thị trường và theo yêu cầu của cấp trên.

+ Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

+ Đảm bảo nghiên cứu phát triển sản phẩm theo đúng quy trình của công ty đề ra.”

- Nội dung phần kỹ năng trong CV ngành công nghệ thực phẩm:

Đối với nội dung phần này bạn chỉ nên nhấn mạnh vào các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở ứng viên nhất, chẳng hạn như: Khả năng tư duy và sáng tạo, khả năng nghiên cứu và phân tích, có đam mê với công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, có thể làm việc trong môi trường áp lực lớn,…

- Đừng bỏ quên phần giải thưởng nếu có:

Bạn là một ứng viên khá xuất sắc và dành được nhiều giải thưởng chuyên môn trong ngành công nghệ thực phẩm. Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin giải thưởng của mình và thể hiện nó ngay trong CV.

Ví dụ như: Giành giải nhất cuộc thi nghiên cứu sản phẩm rau sạch cho sinh viên thành phố Hà Nội, tham gia dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên,…

Tất cả những giải thưởng như vậy sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn từ phía nhà tuyển dụng. Việc lựa chọn bạn là ứng viên tiềm năng là điều có thể xảy ra.

Trong nội dung trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn xong cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm. Với hướng dẫn cụ thể này, giờ đây CV không còn là rào cản với chính bạn nữa.

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Hiện nay, tại nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức đối với các bạn trẻ. Để giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn môi trường học tập, Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại các trường có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo từng khu vực như sau:

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm tại các trường đại học trong kỳ tuyển sinh năm 2019 dao động trong khoảng 15 – 25 điểm, tùy theo tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển của từng trường.

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Nếu muốn theo học và thành công trong ngành Công nghệ thực phẩm thì các bạn trẻ sẽ cần phải hội tụ những tố chất sau đây:

Trên đây chính là những thông tin mà Trang Tuyển Sinh chia sẻ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thể đưa ra được quyết định sáng suốt cho tương lai của bản thân.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Ngành Công nghệ thực phẩm có tên gọi tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến các loại nông sản và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như ăn uống, an toàn thực phẩm hoặc tất cả những vấn đề có đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.

Mục tiêu của ngành Công nghệ thực phẩm chính là đào tạo ra đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn để có thể phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.