Truyền Thông Tốt Đẹp Của Dân Tộc Là

Truyền Thông Tốt Đẹp Của Dân Tộc Là

Trong suốt chiều dài hơn 4 nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần phải vùng lên đánh đuổi giặc ngoại bang xâm lược. Vì thế, nỗi ước mong, khát vọng hòa bình, độc lập luôn dồn nén, cháy bỏng trong mỗi người dân nước Việt. Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khát vọng ấy đã được thổi bùng lên, biến thành sức mạnh dời non lấp biển. Ngày 2/9/1945, ước mong cháy bỏng của dân tộc đã thành hiện thực.

Trong suốt chiều dài hơn 4 nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần phải vùng lên đánh đuổi giặc ngoại bang xâm lược. Vì thế, nỗi ước mong, khát vọng hòa bình, độc lập luôn dồn nén, cháy bỏng trong mỗi người dân nước Việt. Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khát vọng ấy đã được thổi bùng lên, biến thành sức mạnh dời non lấp biển. Ngày 2/9/1945, ước mong cháy bỏng của dân tộc đã thành hiện thực.

Trải qua chiến tranh ác liệt, Nhân dân ta càng thêm trân trọng giá trị của độc lập, tự do

PV: Khi vận nước lâm nguy, lời thề độc lập chính là tiếng nói hiệu triệu toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, dẫu phải hi sinh, chúng ta cũng quyết giành cho được hòa bình, độc lập. Và điều này được minh chứng rõ nét, sinh động trong cuộc đương đấu với đế quốc Mỹ, thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên?

TS Nguyễn Thị Liên: Ngày 17/7/1966, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong lời kêu gọi lịch sử ấy, có câu nói nổi tiếng bất hủ và đã trở thành chân lý của mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Lời kêu gọi có ý nghĩa như một cuộc vận động lớn, để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc thống nhất ý chí, thống nhất niềm tin, củng cố ý chí để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trải qua chiến tranh ác liệt, Nhân dân ta càng thêm trân trọng những giá trị của độc lập và tự do. Đất nước Việt Nam khi ấy nhỏ bé về địa lý, kiệt quệ về tài chính bởi chính sách vơ vét, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Nhưng nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục được. Chúng ta đã vượt qua.

PV: Thưa tiến sĩ, từ tinh thần quật khởi của dân tộc ta trong những ngày đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bà suy nghĩ thế nào về sức mạnh của tinh thần yêu nước Việt Nam trong suốt hành trình đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ núi sông, bờ cõi?

TS Nguyễn Thị Liên: Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc kiên cường, bền bỉ trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống nhà Hán đô hộ, đến chiến thắng Đường, Tống, Nguyên, Minh, đánh bại 200.000 quân xâm lược nhà Thanh cuối thế kỷ XVIII, đã chứng minh hùng hồn tinh thần yêu nước, quật khởi của nhân dân ta.

Những chiến công hiển hách ấy không chỉ nói lên tinh thần yêu nước, sự đồng tâm nhất trí giữ nước và dựng nước của ông cha ta mà còn khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử, sức dân là vô địch. Chính những người dân chân lấm, tay bùn, biết bao đời lao động cần cù, hai sương một nắng, đã dời núi, lấp biển dựng nên hình hài Tổ quốc. Và đã biết bao lần mang xương máu của mình tạo nên bức tường thành vững chắc để giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước tươi đẹp của chúng ta.

Tuyên ngôn độc lập khẳng định khát vọng tự do, độc lập

PV: Trong Bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945, Người đã khẳng định đanh thép rằng“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Theo bà, lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm lúc bấy giờ?

TS Nguyễn Thị Liên: Có thể khẳng định, độc lập dân tộc, đó là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trước quốc dân đồng bào, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuyên ngôn độc lập khẳng định khát vọng tự do, độc lập và ý chí quyết tâm bảo vệ những khát vọng đó của dân tộc Việt Nam.

Để làm nên Cách mạng Tháng Tám, giành độc lập cho dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã trải qua chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh. Hàng ngàn chiến sĩ bị địch bắt, khủng bố, tra tấn dã man. Trong thời kỳ này, chúng ta bị bắt không còn một đồng chí Ủy viên Trung ương nào. Đó là sự thiệt hại mất mát to lớn của cách mạng Việt Nam. Vượt lên những tổn thất ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam cùng sự đồng thuận của toàn thể dân tộc Việt Nam đã đưa cuộc cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền.

PV: Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó khăn hơn. Lời khẳng định của Bác cũng là lời nhắc nhở để toàn dân tộc chúng ta chuẩn bị cho những ngày tháng cam go, ác liệt đang chờ phía trước?

TS Nguyễn Thị Liên: Vâng, câu nói của Bác cũng là động lực, nhắc nhở toàn dân tộc sẵn sàng chuẩn bị cho những thử thách phía trước. Bởi vì, sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước trải qua vô vàn khó khăn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định, Chính phủ cách mạng lúc đó là một Chính phủ “không tiền”; về văn hóa - xã hội với hơn 90% dân số mù chữ. Về đối ngoại, chúng ta không được nước nào công nhận nền độc lập, chính quyền non trẻ; quân đồng minh kéo vào Đông Dương cùng với 20 vạn quân Tưởng, thù trong, giặc ngoài…tình thế đất nước khi ấy như ngàn cân treo sợi tóc. Như vậy, vượt qua những khó khăn, thử thách, nhân dân Việt Nam không có mong muốn gì hơn là nền hòa bình, độc lập thực sự, toàn vẹn lãnh thổ, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Nhân dân Việt Nam được tự do, hạnh phúc.

PV: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chúng ta đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chúng ta đã phải đương đầu với thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ hai. Vậy là chặng hành trình gìn giữ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã bắt đầu phải không, thưa bà?

TS Nguyễn Thị Liên: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. Sau rất nhiều nỗ lực ngoại giao, thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc nhưng vẫn bị Pháp khước từ và chúng dã tâm quyết cướp nước ta lần nữa. Trước tình hình hết sức căng thẳng và gấp rút, Hồ Chủ tịch đã thay mặt Trung ương Đảng, thay mặt Chính phủ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong dòng chảy liên tục của lịch sử dựng nước và giữ nước, mong muốn hòa bình để dựng xây đất nước là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam. Khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta. Cho nên, Người khẳng định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do - thành quả của Cách mạng Tháng Tám vừa giành được.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

PV: Trong chiến tranh hay hòa bình, trong khó khăn hay thuận lợi thì Đảng ta cũng luôn kiên định, kiên trì mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì sao chúng ta phải luôn gắn kết hai mệnh đề này chặt chẽ với nhau như vậy?

TS Nguyễn Thị Liên: Trước hết cần khẳng định, độc lập dân tộc và CNXH có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo của mình. Như vậy, phải giành được độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội và có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân tộc.

PV: Nếu tách rời độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội thì hệ lụy sẽ như thế nào?

TS Nguyễn Thị Liên: Đã có thời điểm các Đảng Cộng sản phải trả giá cho những sai lầm, khuyết điểm. Mà chúng ta cũng thấy một minh chứng rõ ràng, đó là thời kỳ sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó chính là ví dụ rõ nét nhất. Song, cần nhận thấy, đây là sự sụp đổ của một mô hình cũ, cụ thể của CNXH đã lạc hậu. Quá trình lãnh đạo cách mạng thì Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo ấy, thì Đảng và Nhân dân ta vừa thực hiện vừa gắn với nghiên cứu, đánh giá và dự kiến những mô hình phù hợp, những bước đi phù hợp với từng giai đoạn.

PV: Trong bối cảnh thế giới còn đầy những bất ổn, chiến tranh, xung đột thì Việt Nam chúng ta vẫn giữ được hòa bình ổn định. Đó là minh chứng sinh động, rõ nét khẳng định con đường mà chúng ta lựa chọn là đúng đắn?

TS Nguyễn Thị Liên: Chúng ta cũng biết là, hiện nay, mặc dù hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo, song những diễn biến phức tạp, mất ổn định giữa các nước trong khu vực hay trên thế giới vẫn diễn ra, tồn tại những bất ổn. Và những bất ổn này là nguyên nhân dẫn tới xung đột, bùng phát xung đột, thậm chí là những xung đột sắc tộc, tôn giáo tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, can thiệp lật đổ…vẫn cứ diễn biến phức tạp. Các điểm nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu. Trước những diễn biến phức tạp, bất ổn như thế, chúng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đem lại độc lập, tự chủ thực sự cho nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.

PV: Mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước lại đặt ra cho chúng ta những cơ hội, thách thức mới. Vậy trong tình hình hiện nay, thì đâu được coi là mẫu số chung để chúng ta có thể quy tụ, tập hợp được sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân?

TS Nguyễn Thị Liên: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Sau này, tư tưởng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy là mục tiêu đó cũng chính là đích đến quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đồng nhất giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với mục tiêu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho thấy sự hòa quyện giữa ý Đảng - Lòng dân; giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với nguyện vọng của toàn thể nhân dân, xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc là giá trị cốt lõi, là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Thưa PGS.TS Nguyễn Lân Trung, tiếng nói, chữ viết là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Trải qua các giai đoạn phát triển, Tiếng Việt của chúng ta đã được hình thành và có vai trò như thế nào?

– Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu dài, sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ viết tiếng Việt cũng là một nỗ lực rất lớn của biết bao thế hệ. Lấy ví dụ suốt 1.000 năm Bắc thuộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu nặng của tiếng Hán, nhưng rồi chúng ta cũng có chữ viết riêng, đó là chữ  Nôm – hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, dựa trên cơ sở chữ Hán tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Rồi đầu thế kỷ 17, khi các tu sĩ Phương Tây Dòng Tên vào truyền giáo ở nước ta, họ đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh, làm tiền đề cho cả một quá trình lâu dài hình thành và phát triển nên chữ Quốc ngữ.

Dù trải qua không ít thăng trầm, nhưng nhân dân ta đã luôn làm tất cả để bảo tồn ngôn ngữ, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hồn cốt của dân tộc. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc. Câu nói “Tiếng Việt còn, nước Nam còn” luôn văng vẳng bên ta, khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của ngôn ngữ dân tộc.

Trải qua thời gian, người dân Việt Nam không ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Vậy, Tiếng Việt giữ vị trí như thế nào trong việc phát triển đất nước, thưa ông?

– Trong lịch sử phát triển dân tộc, chúng ta luôn có được một quan điểm đúng đắn, nhất quán về sứ mệnh bảo tồn, duy trì và phát triển tiếng Việt. Còn nhớ từ những ngày đầu tiên, ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, khi giặc đói còn đang hoành hành khắp nơi, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi đồng bào bên cạnh nhiệm vụ chống giặc ngoài, giặc đói còn phải chống cả giặc dốt nữa. Phong trào Bình dân học vụ xóa nạn mù chữ với phương châm “người biết chữ dạy người chưa biết chữ” đã mang lại con chữ cho biết bao người dân.

Ngôn ngữ là một cấu phần của văn hóa, ngôn ngữ truyền tải văn hóa, các loại hình văn hóa nghệ thuật, những giá trị, những nét đặc thù văn hóa được thể hiện thông qua ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ. Chúng ta tự hào có được một kho tàng văn thơ tiềm tàng, một nền văn học đồ sộ làm nên những giá trị nhân văn của dân tộc. Ngôn ngữ góp phần quan trọng phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ, với một hệ thống thuật ngữ của riêng mình. Không phải bất cứ đất nước đang phát triển nào cũng đều có thể giảng dạy ở tất các các cấp học, các bậc học bằng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

Tiếng Việt đã góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam trong suốt quá hình thành và phát triển dân tộc, là nhân tố, là chìa khóa tạo nên sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam, tiếng nói Việt Nam luôn là niềm tự hào vang lên trên các diễn đàn, trên trường quốc tế.

Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, cuộc sống phát triển không ngừng trong bối cảnh sự thâm nhập mạnh mẽ của tiếng nước ngoài, tiếng Việt trong quá trình sử dụng đã đặt ra rất nhiều thách thức liên quan đến tính toàn vẹn, sự trong sáng và phong phú. Liệu có phải ý thức giữ gìn tiếng Việt có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức?

– Thế giới ngày nay là một thế giới phẳng, sự giao lưu giữa các thứ tiếng, sự thâm nhập của một ngôn ngữ nước ngoài vào là không tránh khỏi và ngày càng diễn ra với tốc độ cao hơn, nhưng ta nên coi đó là một tất yếu, mặt khác sự giao thoa ngôn ngữ đó còn có thể mang lại nhiều điểm tích cực cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Vấn đề là thái độ và sự ứng xử của chúng ta như thế nào trước những xung đột nếu có đó. Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ, sự “xâm nhập” của các ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vào nước ta là rất mạnh mẽ, đôi lúc gây ra một tình trạng có thể nói là “lộn xộn” quá mức.

Chúng ta đã thấy trong cuộc sống và ngay cả tại các diễn đàn khoa học sự lạm dụng tiếng nước ngoài, sự sử dụng chắp vá, có thể nói là khá bừa bãi, thậm chí là sự khoa trương có phần lố bịch của một bộ phận người dân, nhà khoa học. Đặc biệt là sự lạm dụng này đang xảy ra ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây ra rất nhiều hệ lụy và ảnh hưởng xấu tới công chúng. Đáng tiếc là xu hướng này có phần tăng lên trong những năm gần đây do xu thế mở cửa của đất nước. Giáo dục tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, giáo dục gia đình trong lời ăn tiếng nói của con cháu, sự uốn nắn của người lớn, người có trách nhiệm đối với sự sử dụng tiếng Việt lệch chuẩn của giới trẻ…, cũng chưa được quan tâm thích đáng gây ra một thực trạng khá đau lòng như hiện nay.

Đã đến lúc cần phải có một sự xem xét nghiêm túc, một sự quyết tâm vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan có thẩm quyền, kể từ cấp cao nhất, có sự khảo sát toàn diện, điều tra xã hội có chiều sâu và sự thẩm định chặt chẽ để có thể có được một bức tranh tổng thể về ảnh hưởng của các xu thế này đến sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ đó xây dựng và triển khai hệ thống các giải pháp hiệu quả nhất.

Thời gian qua, chúng ta cũng đã có những nỗ lực không ngừng, những bài nghiên cứu sâu, những hội nghị, hội thảo, những quyết sách mới, những thay đổi trong sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy tiếng Việt và ngữ văn ở các cấp học, những chương trình về tiếng Việt trên báo, đài, truyền hình…, nhưng thật sự từng ấy là chưa đủ vì dường như nó thiếu đi một định hướng chung, một chiến lược xuyên suốt, một quyết tâm thực sự đủ lớn để làm thay đổi nhận thức chung, từ các cấp ban ngành, các thiết chế xã hội, cho đến người dân. Hệ thống giải pháp cần căn cơ và toàn diện, các chế tài đủ mạnh đi kèm với các chế độ tôn vinh, khen thưởng cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức của người sử dụng tiếng Việt, đó là điều cốt lõi nhất.

Tôi cũng cho rằng Nhà nước cần xem xét lấy một ngày trong năm làm “Ngày tôn vinh và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.

Thưa ông, cuộc sống càng phát triển năng động thì tốc độ gia tăng vốn từ vựng mới ngày càng cao. Đó là xu thế tất yếu. Cần phải làm gì để chấn chỉnh những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi ngôn ngữ?

– Trước hết, những thiết chế được giao nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn chính sách, như Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, hệ thống các trường Đại học…, cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò của mình. Các cơ quan tuyên giáo, các cơ quan thông tin đại chúng, các Nhà xuất bản…, cũng đóng một vai trò quyết định. Đối với ảnh hưởng không tốt từ sự thâm nhập của tiếng nước ngoài thì cần quan niệm giao lưu văn hóa là xu hướng chung, nhưng làm sao để  “để hòa nhập nhưng không hòa tan” lại là vấn đề khác.

Cuối cùng, nói gì thì nói, ý thức của người dân là cái quan trọng nhất, ý thức đó không tự nó sinh ra mà là sản phẩm của cả một quá trình giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, từ công sở nơi làm việc đến đến các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng…, tất cả sẽ làm nên một sức mạnh tổng hợp để ở mọi nơi, mọi lúc người dân được sống trong một không khí trong lành của một tiếng Việt trong sáng, giàu nhạc điệu, giàu sức sống.

Nhắc đến một Hội nghị Văn hóa, nhiều người thường chỉ nghĩ đến các nội dung liên quan đến các loại hình nghệ thuật, đến văn học, thơ ca, đến các phong tục tập quán…, nhưng thực ra một yếu tố nằm cơ hữu trong tất cả các nội dung đó, góp phần quan trọng tạo nên những giá trị đó là ngôn ngữ lại có phần chưa được quan tâm thích đáng!

Hy vọng rằng trong Hội nghị Văn hóa sắp tới, tiếng Việt sẽ tìm lại được vị trí vốn có của nó, vị thế, vai trò, và nhu cầu bức thiết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt được đặt lên ngang tầm với những vấn đề quan yếu khác, chúng ta sẽ có hẳn một tiểu ban  riêng dành cho tiếng Việt, để sau Hội nghị, đất nước sẽ được chứng kiến một luồng sinh khí mới thổi hồn vào trong tiếng Việt yêu thương của chúng ta.

BHG - Người Cờ Lao, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) là một trong hai nhóm Cờ Lao hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Mặc dù chỉ chiếm 1,38% dân số toàn huyện, nhưng đến nay, những nét văn hóa đặc sắc vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và phát huy.

Người Cờ Lao xã Túng Sán hiện có khoảng 200 hộ, sinh sống tập trung ở các thôn: Tả Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn. Mặc dù sự giao thoa văn hóa những năm gần đây diễn ra ngày càng phổ biến nhưng người Cờ Lao vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng trong các nghi lễ như: Lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ Cầu mùa, Lễ cúng Hoàng Vần Thùng…

Với tín ngưỡng nông nghiệp chủ đạo là canh tác ngô, lúa, vì vậy hàng năm sau khi thu hoạch xong; lúa, ngô đã chất đầy bồ, các bản làng người Cờ Lao lại tổ chức lễ Cầu mùa. Các gia đình thường chuẩn bị gà luộc và các sản phẩm nông nghiệp khác do chính người dân làm ra như xôi, rượu trắng, thịt lợn, hoa quả cùng tiền vàng và hương. Thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cơ bản để cảm tạ thần linh, trời đất và tổ tiên đã ban cho mùa màng bội thu. Đồng thời, cầu xin các vị thần linh tiếp tục phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, lúa ngô tươi tốt vào những mùa vụ sau. Lễ Cầu mùa là nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp đặc trưng của người Cờ Lao.

Cùng với đó, người Cờ Lao xã Túng Sán hiện vẫn còn gìn giữ được nhiều nghi thức truyền thống trong tục cưới hỏi. Vào dịp cuối năm, các chàng trai, cô gái đến nhà nhau để tâm sự và hát giao duyên. Nếu cô gái nhận lời tỏ tình của chàng trai và đồng ý nên duyên vợ chồng thì mùa Xuân năm sau, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đến để thống nhất thời gian ăn hỏi và ngày cưới. Trước ngày cưới một ngày, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái làm thủ tục xin dâu. Lễ vật gồm: Gạo, thịt lợn mỗi thứ 30 - 40 kg, rượu 30 chai, 2 - 5 bộ quần áo mới cho cô dâu và một con nghé. Trong lễ cưới, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi. Mọi người thường hát những bài hát truyền thống như: Mời rượu, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài, Sáng cố (kể về nguồn gốc loài người), các điệu giao duyên, lời răn dạy vợ chồng trẻ…

Người Cờ Lao có tín ngưỡng thờ cúng Hoàng Vần Thùng, người có công khai thiên, lập địa và giúp nhân dân trong vùng khai khẩn đất đai, đánh đuổi thú dữ, kẻ thù, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Vì vậy, ông được coi như vị Thành Hoàng của các tộc họ người Cờ Lao. Để tưởng nhớ công ơn của ông, vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, các tộc họ người Cờ Lao tổ chức cúng tế tại miếu thờ. Miếu thờ Hoàng Vần Thùng được lập tại đỉnh núi cao nhất của dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận thôn Tả Chải, xã Túng Sán. Trước khi cúng tế khoảng 10 ngày, già làng hoặc trưởng bản đi thông báo cho các trưởng họ về thời gian tổ chức cúng tế các trưởng họ thông báo cho các gia đình chuẩn bị lễ vật. Mỗi gia đình trong làng sẽ góp 1 - 2 kg gà hoặc thịt lợn, gạo, rượu, rau, tiền vàng, hương… Sau khi thầy cúng hoàn thành phần nghi lễ, các gia đình sẽ tụ họp, cùng nhau ăn uống và giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi hát dân ca, hát đối đáp giao duyên; tạo nên không khí sôi động, thể hiện tính gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng tộc người Cờ Lao.

Ngoài ra, các nghi lễ khác như lễ đặt tên, lễ trưởng thành được người Cờ Lao duy trì qua nhiều thế hệ. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điểm nhấn trong thu hút du lịch của địa phương.

Y học Cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là thuốc Nam (thuốc ta) là một ngành y học thuộc Đông y có nguồn gốc từ xa xưa, được bắt nguồn từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Với lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ: Âm Dương - Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh.

Người đã đặt nền móng cho Y học cổ truyền Việt Nam là Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam), Ông được coi là người sáng lập ra nghề thuốc Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền thực hiện có hiệu quả cao về nghề thuốc dân tộc này. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại cùng với văn hóa, xã hội Việt Nam, YHCT đã và đang góp phần không nhỏ cùng y học hiện đại đẩy lùi nhiều bệnh tật, cứu sống hàng nghìn người bệnh. Có ưu thế là điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh nguy hiểm và phức tạp như: phong tê thấp, bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, hư nhược cơ thể, bệnh về hô hấp, phụ khoa, nhi khoa và một số bệnh mạn tính mà lại không gây tác dụng phụ, trong đó các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh… Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%. Các phòng chẩn trị YHCT ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị. Tại Hà Nội, có tới 1/10 dân số tìm đến đông y. Điều này khẳng định, YHCT còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm gánh nặng cho các bệnh viện.

Hiện nay, ngành y học cổ truyền nước ta đang cần nguồn nhân lực lớn, sau khi học bác sỹ y học cổ truyền ra trường các em sinh viên có thể làm việc tại các phòng khám, trung tâm, bệnh viện y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền của bệnh viện tỉnh, huyện, phòng, trung tâm y tế…. Do đó, chọn học và theo đuổi ngành y học cổ truyền có rất nhiều thuận lợi trong bối cảnh xã hội hiện nay bởi ngành y học cổ truyền phương Đông đang được các quốc gia phương Tây tìm hiểu, nghiên cứu để điều chế các thuốc, dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên theo phương pháp chữa bệnh của người phương Đông từ xa xưa. Chính vì vậy, cơ hội của các bạn theo học ngành này là rất lớn.

Được thành lập năm 1992, Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội là trường tư thục đầu tiên trên cả nước đào tạo Y sĩ YHCT. Trường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, số lượng tương đối ổn định tâm huyết với công tác đào tạo.

Chính vì vậy chất lượng đào tạo của Nhà trường trong nhiều năm qua đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ sở Y tế, luôn luôn là niềm tin của học sinh và có  nhiều uy tín với các cơ sở y tế trong cả nước. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo và trao quyết định tốt nghiệp hơn 25.000 cán bộ Y tế đang hoạt động tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.